4 tiêu chí đánh giá sức khỏe tuổi trung niên

Ảnh minh họa

Con người không thể sống trẻ mãi, tuổi già không chờ một ai. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm tốc độ lão hóa và sống khỏe mạnh dù đã cao tuổi nhờ biết chăm sóc sức khỏe đúng cách ngay từ khi còn trẻ.

Sức khỏe tuổi trung niên thường gặp nhiều vấn đề như bệnh xương khớp, bệnh tim mạch, các bệnh liên quan đến nội tiết như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa... Đây cũng là giai đoạn lo lắng về tuổi tác, ngay cả những thay đổi bình thường của cơ thể cũng khiến chúng ta lo lắng và đây là một biểu hiện tâm lý thường gặp ở nhóm người chuẩn bị bước vào tuổi trung niên.

Thực tế các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên lo lắng bởi ngay cả khi chúng ta còn trẻ, cơ thể cũng đôi khi gặp phải những triệu chứng tương tự như về già. Ngay từ bây giờ bạn có thể tự đánh giá sức khỏe tuổi trung niên của mình tốt hay xấu, ở mức độ như thế nào nhờ vào 4 tiêu chí dưới đây. Tuy nhiên 4 tiêu chí này chỉ mang tính chất tham khảo, không chính xác tuyệt đối với từng nhóm người cụ thể.

4 tiêu chí đánh giá sức khỏe tuổi trung niên của bạn tốt hay xấu

1. Đánh giá tình hình đại tiện

Khi bước vào độ tuổi trung niên, các cơ quan tiêu hóa và bài tiết sẽ hoạt động kém hơn, vì vậy người trung niên và người cao tuổi thường sẽ cảm thấy có những rối loạn và bất thường về đường tiêu hóa. Chẳng hạn như có người dễ bị táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, đường tiêu hóa kém hơn bình thường. Vì vậy nếu bạn thấy dù bước vào tuổi trung niên nhưng hệ bài tiết của bạn vẫn tương đối suôn sẻ, mọi thói quen đều diễn ra bình thường như trước đây và tương đối ổn định thì đường ruột của bạn còn rất khỏe mạnh và không cần lo lắng bệnh tật vào thời điểm này.

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề cũng cảnh báo tình trạng xuống cấp của cơ thể - Ảnh: Internet

2. Đánh giá sự thay đổi chiều cao

Tiêu chí thứ 2 để đánh giá sức khỏe tuổi trung niên tốt hay xấu đó là phụ thuộc vào việc thay đổi chiều cao. Một người bước vào độ tuổi trung niên thường trở nên thấp đi sau một thời gian, đây là triệu chứng khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi.

Các nhà khoa học giải thích rằng việc giảm chiều cao không hề có mối quan hệ trực tiếp nào đến sức khỏe thể chất. Tuy nhiên hiện tượng này lại ngầm cảnh báo rằng mật độ cơ và xương của cơ thể đang giảm dần, tốc độ mất cơ diễn ra quá nhanh. Còn nếu bạn cảm thấy dù đã bước sang tuổi trung niên nhưng vẫn giữ được chiều cao và thậm chí tăng nhẹ sau vài năm thì chứng tỏ sức khỏe tuổi trung niên của bạn đang rất tốt và bạn không cần lo lắng về những vấn đề xương khớp khi về già.

Ngược lại, nếu bạn cảm thấy chiều cao của mình ngày càng thấp thì phải bổ sung kịp thời lượng canxi và vận động thể dục thể thao hàng ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp.

3. Chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng đến tuổi thọ con người. Thường khi còn trẻ, rất ít người gặp hiện tượng thiếu ngủ, khó ngủ (mặc dù nhóm trẻ tuổi hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa căn bệnh mất ngủ nhưng vẫn thuộc nhóm số ít trong tất cả các nhóm tuổi do hệ thần kinh vẫn đang khỏe mạnh). Tình trạng giấc ngủ cho biết sức khỏe con người đang ở mức độ nào, đây cũng là tiêu chí đánh giá sức khỏe tuổi trung niên của bạn. Tuy nhiên dù ở độ tuổi nào đi nữa thì chất lượng giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng.

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tuổi trung niên - Ảnh: Internet

Nếu bước vào tuổi trung niên bạn cảm thấy thời gian ngủ của mình giảm và nhu cầu ngủ không bằng trước đây, chất lượng giấc ngủ kém như ngủ chập chờn, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu thì có nghĩa là bạn cần cải thiện về sức khỏe.

Khi đã có tuổi nếu bạn cảm thấy giấc ngủ bị thay đổi nhiều so với trước đây thì bạn nên thay đổi lại chế độ sinh hoạt, tập luyện nhiều hơn và thay đổi chế độ ăn uống. Ngược lại, nếu đã có tuổi mà bạn vẫn có một giấc ngủ đều, dễ ngủ thì bạn không cần phải lo ngại các vấn đề về thần kinh ở giai đoạn này.

4. Quan sát sự rụng tóc

Nhiều người cho rằng càng già tóc càng rụng nhiều, tuy nhiên rụng tóc theo các chuyên gia phân tích đó là một trong những mắt xích quan trọng báo hiệu quá trình trao đổi chất của cơ thể đang gặp vấn đề. Nếu sau độ tuổi 40, tóc của bạn ngày càng rụng nhiều, gãy và khô xơ, mỏng hơn thì bạn cần chú ý đến dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng này cho thấy bạn cần bổ sung dưỡng chất để cân bằng lượng hormone.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, rất dấu hiệu cảnh báo sức khỏe giảm sút khi bước vào tuổi trung niên nhưng nhiều người không cảm nhận được và âm thầm bỏ qua. Điều này nếu không phát hiện và cải thiện sớm sẽ rất nguy hiểm.

Lời khuyên đối với những người đang bước vào độ tuổi trung niên

Hãy lắng nghe cơ thể mình dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất, vì chúng ta biết rằng cơ thể không phải khi nào cũng biểu hiện tất cả những triệu chứng bất thường. Có khi chúng diễn ra âm thầm và trong một thời gian dài, do vậy hãy lắng nghe cơ thể để nhận ra những vấn đề bất thường, nhất là khi tuổi đã cao.

Minh Ngọc