5 nhóm thực phẩm tốt nhưng là 'thủ phạm' khiến cơn ho của bạn dai dẳng, khó dứt

Ho về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Nếu chỉ ho vì COVID-19 mà không phải do bệnh lý khác thì việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, kết hợp với vận động, tập luyện, dinh dưỡng đầy đủ sẽ nhanh khỏi. Trừ trường hợp nếu thấy cơn ho tăng lên, khó thở, sốt không dứt, chỉ số SpO2 giảm, nhịp thở nhanh... là những dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần thông báo với cơ quan y tế để được hỗ trợ sớm nhất.

Cần phân biệt hai loại là ho khan và ho có đờm nhưng đờm mắc, dính sâu trong đường thở, không ho khạc ra được, thì cách xử lý sẽ khác nhau.

Ảnh minh họa

Trường hợp ho khan, có thể dùng thuốc giảm ho. Ngược lại, ho có đờm thì không nên dùng thuốc giảm ho, lựa chọn đúng là thuốc long đờm, ho giúp tống dịch nhầy, đờm ra ngoài

Các trường hợp ho có đờm có thể do người bệnh bị viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn thì cần phải đến viện khám để có hướng xử trí thích hợp.

Theo Lương y bác sĩ Đông y Phạm Hinh (Trung ương Hội Đông y Việt Nam), những cơn ho đờm, ngứa họng, viêm họng kéo dài rất khó chịu cần đẩy lùi bằng thuốc và tránh ăn một số thực phẩm nếu không sẽ lâu khỏi.

5 nhóm thực phẩm được khuyến cáo không dùng nhiều khi bị ho:

Hải sản

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của hải sản. Bệnh dị ứng với protein trong tôm cá cũng là một trong những nguyên nhân gây thêm cơn ho.

Thức ăn lạnh và cay

Dùng thức uống lạnh, đồ ăn cay nóng gây kích thích cổ họng, làm triệu chứng ho và ngứa rát tăng lên. Đây cũng là "thủ phạm" chính khiến bệnh diễn tiến nặng, cơn ho kéo dài không dứt, cổ họng và thanh quản sưng tấy.

Ảnh minh họa

Một số loại trái cây

Vỏ quýt dùng để chữa ho, long đờm, song múi quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong múi quýt chứa chất cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, tạo ra nhiều dịch đờm hơn.

Ngoài ra, nước dừa cũng làm cho cơn ho của bạn kéo dài hơn ho dừa và nước dừa tính hàn, làm mát cơ thể. Vì vậy, nếu bạn bị ho thì không nên ăn hoặc uống chúng.

Đồ ăn quá mặn hoặc ngọt

Ăn nhiều thực phẩm quá ngọt hoặc mặn sẽ khiến cơ thể bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bị ho, bạn không nên ăn bánh kẹo ngọt, cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Thực phẩm chiên rán

Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa kém đi và gia tăng dịch đờm. Những món ăn vặt khoái khẩu chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, sôcôla… thường làm bệnh ho nặng hơn.

Những thực phẩm nên ưu tiên khi bị ho:

– Thức ăn lỏng, dễ nuốt

Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.

– Thực phẩm giàu vitamin A, C

Rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như cam, chanh, bưởi, súp lơ, khoai lang; các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.

– Ăn nhiều tỏi, hành tây

Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus. Chúng là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng.

F0, F1 có được đi làm không

M.H (th)