8 dấu hiệu tố cáo cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Mặt khác, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng lại gây ra những triệu chứng khiến cơ thể khó chịu. Đặc biệt, đôi khi những triệu chứng này là cách báo động rằng cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Dễ bị quáng gà dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải các bệnh về mắt, đặc biệt là về thị lực.

Ảnh minh họa

Chẳng hạn, thiếu hụt vitamin A khiến bạn dễ mắc phải bệnh quáng gà, từ đó làm giảm khả năng nhìn của bạn trong điều kiện ánh sáng yếu và tối. Đặc biệt tình trạng này kéo dài và không được điều trị sẽ khiến bệnh quáng gà phát triển thành xerophthalmia – một tình trạng có thể làm hỏng giác mạc, dẫn đến mù lòa.

Những thực phẩm giàu vitamin A mà bạn nên bổ sung là: thịt nội tạng, sữa, trứng, cá, rau xanh đậm và các loại rau có màu vàng cam.

Tóc khô, gãy dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng

Ảnh minh họa

Một cơ thể khỏe toàn diện cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nang tóc khỏe cũng không ngoại lệ. Thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng có thể làm cho tóc khô giòn, rụng nhiều, da nứt nẻ, lưỡi sưng, chán ăn, mệt mỏi… Nguyên nhân của các dấu hiệu này có thể do sử dụng thuốc chống động kinh, kháng sinh trong thời gian dài khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng.

Da nổi mụn

Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có lượng kẽm thấp thường là mụn trứng cá.

Ảnh minh họa

Vì khi thiếu kẽm, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể giảm, vết thương sẽ khó lành, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời làm tăng chuyển đổi hormone testosterone thành dihydro testosteron, tức làm tăng tiết bã nhờn quá mức và sừng hóa nang lông - nguyên nhân chính gây ra mụn.

Gãy móng tay dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng

Nếu móng tay sần sùi, dễ gãy, có đốm trắng thì bạn có thể đang thiếu chất sắt. Các đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu của thiếu hụt chất kẽm. Các đường lằn, đường cong hiển thị dưới móng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cảm giác mệt mỏi

Ảnh minh họa

Mức năng lượng có thể là một trong những chỉ số tốt nhất về chất lượng ăn uống. Nếu ai đó thường phải đấu tranh với cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng trong các hoạt động hàng ngày, có khả năng chế độ ăn uống của người đó nặng về các carbohydrate và thiếu protein, cũng có thể liên quan đến thiếu vitamin C.

Tê bàn tay, bàn chân dấu hiêu thiếu hụt dinh dưỡng

Ảnh minh họa

Thường xuyên bị tê bàn chân, bàn tay là dấu hiệu bạn thiếu các vitamin B như B6 và B12, axit folic. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng trực tiếp các dây thần kinh ngoại biên trong da. Do đó, bạn cần ăn rau xanh nhiều lá như cải bó xôi, ăn trứng, đậu, thịt gia cầm và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu vẫn còn tê hoặc ngứa ran, bạn nên đi khám.

Chảy máu nướu răng hoặc vết thương lành chậm

Ảnh minh họa

Nếu bạn có vấn đề này, bạn có thể bị thiếu hụt vitamin C. Những nhóm người có nguy cơ thiếu vitamin C như phụ nữ có thai và đang cho con bú, người lớn tuổi và người hút thuốc. Thật khó để có đủ lượng vitamin C nếu bạn không có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Nên ăn trái cây tươi và rau quả hàng ngày để bổ sung vitamin C.

Tăng hoặc giảm cân quá mức dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng

Tăng hoặc giảm cân không chủ ý là dấu hiệu cảnh báo cho thói quen ăn uống thiếu chất. Giảm cân quá mức thường là một chỉ số quan trọng của suy dinh dưỡng, đặc biệt trong các trường hợp liên quan đến bệnh.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, bệnh nhân ung thư phải phẫu thuật có 5,18% giảm cân không chủ đích và 75% có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.

Trong khi đó tăng cân ngoài mong muốn thường chỉ ra rằng chế độ ăn uống nặng về calo nhưng lại cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng. Để duy trì cân nặng, điều quan trọng là tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có chất xơ và protein nạc.

Theo Hoàng Ly/Gia đình Việt Nam