Cách dưỡng thai tưởng tốt mà lại nguy hiểm, mẹ bầu nên chú ý

Trong thời kỳ mang thai, vì sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, mẹ bầu có những cách dưỡng thai khac nhau. Người mẹ luôn cố gắng hết sức để bảo vệ thai nhi và tạo môi trường thuận lợi để thai nhi phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải cách dưỡng thai nào cũng hợp lý, mẹ bầu cần chú ý.

1. Tắm nước nóng để giảm mệt mỏi

Đối với mẹ bầu, mùa hè vốn đã nóng nực. Bụng bầu ngày càng to lên khiến họ cảm thấy bất tiện khi vận động. Nhiều thai phụ thích tắm nước nóng để giảm mệt mỏi. Họ thường bơm nước đầy và ngâm mình trong bồn tắm. Tuy nhiên, những điều này rất nguy hiểm đối với các mẹ bầu mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bé đang trong giai đoạn phân chia các cơ quan. Mẹ bầu ở trong môi trường nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngoài ra, khi mới mang thai, sức khỏe của người phụ nữ rất yếu. Ở lâu trong môi trường nhiệt độ cao có thể gây choáng váng. Vì vậy, bạn nên chọn cách tắm vòi hoa sen thay vì ngâm mình trong bồn nước nóng. Bạn cũng chớ nên tắm quá 15 phút để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn. (Ảnh minh họa)

2. Hạn chế uống nước để tránh phù nề

Khi mang thai đến tam cá nguyệt thứ 2, hầu hết các mẹ bầu sẽ bị phù nề. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến phù nề là do uống quá nhiều nước. Thực chất, phù nề là một phản ứng của cơ thể trong thai kỳ. Phù nề không liên quan gì đến lượng nước mà bạn uống cả. Dù mẹ bầu có uống ít nước thì tình trạng phù nề cũng chẳng hề thuyên giảm. Ngoài ra, uống nhiều nước mới là cách để mẹ bầu duy trì hoạt động của thận và nước ối.

Bà bầu cần uống đủ nước. (Ảnh minh họa)

3. Ốm nghén là bình thường

Nhiều mẹ bầu đọc báo, xem phim nhiều quá nên nghĩ rằng ốm nghén là phản ứng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến mức độ ốm nghén của bản thân khi mang bầu. Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng 40 ngày sau khi mãn kinh. Và tình trạng này cũng giảm dần trong vòng 12 tuần của thai kỳ.

Bạn cần quan tâm đến mức độ ốm nghén của bản thân khi mang bầu. (Ảnh minh họa)

Ốm nghén thường ít ảnh hưởng đến cuộc sống của thai phụ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nôn thường xuyên, chất nôn có xuất hiện dịch mật, không ăn được dẫn đến sụt cân, mất nước thậm chí co giật, hôn mê thì bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt. Ốm nghén ở mức độ nặng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Mẹ chớ nên coi thường.

4. Ăn nhiều cá thì thai nhi thông minh hơn

Các mẹ bầu thường truyền tai nhau rằng ăn nhiều cá sẽ giúp thai nhi phát triển, con sinh ra sẽ thông minh hơn. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng ăn được, một số loại cá chứa nhiều thủy ngân, ăn vào rất có hại cho thai nhi.

Mẹ bầu nên tránh ăn những loại cá biển lớn hơn vì sẽ chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn những loại cá sống ở gần ruộng lúa vì có thể cá sẽ bị nhiễm các thành phần thuốc sâu, thuốc trừ cỏ từ đồng ruộng.

Quỳnh Trang/Theo Sohu