Chuyên gia thừa nhận nếu Mỹ-NATO xung đột Nga

Trong một cuộc phỏng vấn, cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ Rebecca Koffler nói với tờ The Hill rằng, xét đến những sự kiện mới diễn ra trên Biển Đen, khả năng xảy ra chiến tranh với Nga không còn có thể được gọi là giả thuyết, tuy nhiên chính phủ Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho điều đó.

Tác giả bài báo đề cập đến tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về việc Moscow có thể tấn công vào các tàu chiến NATO xâm phạm lãnh hải Nga trên Biển Đen, theo đó, các nước phương Tây hiểu rõ mất mát của họ trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

"Sự tự tin của nhà lãnh đạo Nga bắt nguồn từ niềm tin của Moscow rằng họ có thể chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến với Washington theo các điều kiện của riêng họ" - chuyên gia này nhận định.

Nga tập trung chú ý đến thực tế là Hoa Kỳ đang đặt cược vào việc sử dụng công nghệ ngay cả với những đối thủ được trang bị vũ khí kém như các tay súng khủng bố hay dân quân ủy nhiệm Iran ở Afghanistan và Iraq.

Hơn 30 chiến hạm NATO tiến vào Biển Đen tham dự tập trận Sea Breeze 2021

Về vấn đề này, Điện Kremlin đã chọn chiến trường giao tranh là không gian mạng và lĩnh vực vũ trụ, Koffler giải thích và thừa nhận rằng, các mạng CNTT và vệ tinh của Mỹ không có khả năng tự vệ và không loại trừ khả năng Nga đánh trúng hệ thống phòng thủ quỹ đạo của Mỹ.

Bà Koffler nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ hiện đang sa vào tình trạng khó khăn. Hiện nay, khu vực Biển Đen vẫn là một trong những điểm nóng có khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO, trong đó Mỹ cũng sẽ bị lôi cuốn tham gia, bởi sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm.

Cựu sĩ quan tình báo kết luận: Việc tổng thống Vladimir Putin tự tin rằng Washington không biết cách đối đầu với Nga trong trường hợp xảy ra chiến tranh khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn hơn.

Đây đã là những nhận xét bi quan thứ hai về tình hình của Mỹ mà người ta nghe thấy trong mấy ngày qua. Trước đó, Đại tá Không quân Mỹ về hưu Mark Ganzinger đã viết một bài báo cho Defense News giải thích lý do tại sao NATO sẽ thất bại trong cuộc chiến với Nga và Trung Quốc.

Theo cựu sĩ quan này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chọn sai hướng phát triển cho các lực lượng vũ trang. Xuất phát từ phương châm "chất lượng hơn số lượng", trong 30 năm, quân đội Mỹ đã “phá bỏ để xây dựng” và hy vọng rằng các công nghệ mới sẽ tăng hiệu quả chiến đấu của lực lượng này.

Chuyên gia Mark Ganzinger nhận định, sau khi Lầu Năm Góc giảm quy mô quân đội, giờ đây Mỹ không đủ lực lượng cho cuộc chiến thành công với các đội quân hàng đầu thế giới, không đủ tiềm lực đẩy lùi cuộc tấn công của một đối thủ ngang tầm và ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân để bảo vệ đất nước.

Toàn Thắng