Con đường đi tìm chủ mới của hãng kim cương thô lớn nhất thế giới

Ông trùm khai thác mỏ Anglo American đang muốn từ bỏ Tập đoàn khai thác kim cương thô De Beers. Nhiều ông lớn trong ngành hàng xa xỉ đắn đo trước việc có nên mua lại tập đoàn này hay không, khi kim cương thô dần thoái trào trước sự lên ngôi của những viên kim cương nhân tạo.

LOAY HOAY TÌM CHỦ MỚI

Một viên kim cương là mãi mãi nhưng sự mãi mãi này có lẽ không dành cho chủ sở hữu của De Beers là Anglo American Plc. Đối mặt với lời đề nghị mua lại De Beers với giá 39 tỷ USD của gã khổng lồ trong ngành khai thác đá quý Group, Anglo American vẫn đang đắn đo.

Nguyên nhân Anglo American từ bỏ De Beers được cho là bởi giá kim cương thô đã giảm mạnh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, cùng với đó là việc kim cương nhân tạo dường như đang cách mạng hóa và khuấy đảo ngành công nghiệp trang sức xa xỉ.

Vào tháng 1/2024, nhằm cố gắng hồi phục doanh số bán hàng, De Beers đã thực hiện một trong những đợt cắt giảm giá kim cương thô mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Giám đốc điều hành của De Beers, Al Cook cho biết, mặc dù ông kỳ vọng thị trường kim cương sẽ phục hồi trong năm nay nhưng có lẽ đó là một quá trình lâu dài và nó sẽ diễn ra từ từ.

Trong bối cảnh trang sức đang là một danh mục được mở rộng ngày càng rộng rãi của ngành hàng xa xỉ, các ông lớn như hay Richemont đều có khả năng sẽ mua lại De Beers.

Nhiều tín đồ hàng hiệu đang có xu hướng sử dụng vòng tay Van Cleef & Arpels. Điều này khiến cho ngành trang sức nóng hơn bao giờ hết. Việc Van Cleef & Arpels sẽ để ý đến De Beers cũng không nằm ngoài dự đoán của nhiều người.

De Beers được sở hữu 85% bởi Anglo American và 15% bởi Chính phủ , tập đoàn này là một tài sản được lưu trữ và những tài sản kiểu như vậy rất hiếm khi được bán.

Một khi những cái tên quý giá được mua lại, chúng sẽ không có xu hướng tiếp tục đổi chủ. Đơn cử như , được Cie Financiere Richemont mua lại vào năm 1993 và tới thời điểm hiện tại Cartier vẫn là viên ngọc quý của tập đoàn trên.

Với bản chất độc đáo của De Beers, khó có thể định giá được doanh nghiệp này. Thước đo tốt nhất có lẽ là vốn chủ sở hữu, vào năm ngoái là 7,3 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng, số tiền để nắm giữ De Beers không phải là quá lớn để các ông lớn như LVMH hay gã khổng lồ Richemont phải trả.

Ngay cả sau khi LVMH mua lại Tiffany & Co với giá khoảng 16 tỷ USD vào năm 2021, trang sức vẫn là một trong số ít lĩnh vực có thể mở rộng quy mô. Cho tới Richemont cũng đang đặt sự quan tâm lớn tới lĩnh vực này.

De Beers cũng tham gia vào hoạt động bán lẻ, công ty De Beers Jewellers cung cấp các sản phẩm ở mức giá khởi điểm cho các món đồ trang sức cao cấp ở 16 thị trường trên toàn thế giới và cả hoạt động mua bán trực tuyến.

De Beers Jewellers đã bắt đầu hoạt động dưới hình thức liên doanh với LVMH vào năm 2001. Sau đó, De Beers đã mua lại De Beers Jewellers vào năm 2017 và kết thúc liên doanh với LVMH.

Các thương hiệu trang sức bao gồm cả những viên kim cương Forevermark với những dòng chữ độc đáo, chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động của tập đoàn. Anglo American không chia nhỏ doanh thu của De Beers, phần lớn thu nhập đến từ hoạt động khai thác và kinh doanh kim cương thô.

BƯỚC ĐI ĐẦY MẠO HIỂM

Một tập đoàn xa xỉ với túi tiền dồi dào sẽ là một người mua lý tưởng, nhưng bất kỳ tập đoàn nào cũng sẽ miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động khai thác và kinh doanh kim cương thô của De Beers. Sau khi được mua lại, việc tinh chế kim cương thô của De Beers dự kiến sẽ được đẩy mạnh.

Sau khi cẩn thận mài giũa danh mục đầu tư của mình để tập trung vào hàng hóa xa xỉ, những gã khổng lồ trong lĩnh vực trang sức sang trọng khó có thể mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khai thác này.

Hoạt động này không chỉ vượt xa các kỹ năng cốt lõi về thiết kế, xây dựng thương hiệu và bán lẻ mà còn tiềm ẩn những rủi ro đáng kể về môi trường làm việc cũng như danh tiếng. Khách hàng của những ông lớn xa xỉ ngày càng trẻ hơn và họ quan tâm sâu sắc đến giá trị của một thương hiệu.

Đồng thời, việc vận hành của De Beers trong mối quan hệ với chính phủ Botswana cũng cần được quản lý chặt chẽ. Điều này đã tạo một hàng rào vô hình ngăn cản con đường đến tay các tập đoàn xa xỉ lớn của De Beers.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc hợp tác để nắm quyền sở hữu tài sản khai thác và tiến hành giao dịch là điều hợp lý. Anglo American đã đàm phán với các quỹ tài sản có chủ quyền với vùng khai thác để tránh những mối nguy hiểm đối với các thương hiệu mua kim cương của De Beers.

Việc các thương hiệu xa xỉ phải miễn cưỡng bổ sung các hoạt động thượng nguồn của De Beers là một trong những lý do lớn khiến những món đồ tới từ tập đoàn này khó có thể tỏa sáng trong mắt người mua.

Thị trường kim cương đã trải qua sự bùng nổ và đi xuống tương tự như các mặt hàng cao cấp khác trên thế giới. Người tiêu dùng Mỹ giàu có đang có sự chững lại trong việc mua sắm kim cương và chưa có dấu hiệu cải thiện.

Tuần trước, nhà sản xuất Hermes International SCA chỉ ra rằng nhu cầu của người Trung Quốc đối với hàng xa xỉ cao cấp tiếp tục suy yếu trong tháng 3. Nhu cầu ở Ấn Độ vẫn mạnh mẽ, nhưng điều này không đủ để bù đắp doanh số bán hàng mờ nhạt ở những nơi khác.

Một mối đe dọa đối với hoạt động khai thác kim cương thô của De Beers đó chính là việc kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm. De Beers cũng đã có chỗ đứng trong lĩnh vực mới nổi này với phòng thí nghiệm Lightbox.

Tuy nhiên, các chất thay thế nhân tạo vẫn gây ra nhiều rủi ro đáng kể cho ngành. Cùng với đó, chi phí để tạo ra kim cương nhân tạo cũng như chi phí duy trì phòng thí nghiệm đã khiến cho De Beers phải cân đo đong đếm và thử nghiệm những sản phẩm rẻ hơn.

Giám đốc tài chính LVMH, Jean-Jacques Guiony nói rằng, đá quý được nuôi trong phòng thí nghiệm mang lại khả năng tạo ra các hình dạng hoặc màu sắc không thể tìm thấy trong tự nhiên. Thương hiệu trang sức Fred vào mùa thu năm ngoái đã cho ra mắt những viên kim cương tổng hợp có màu xanh lam hết sức nổi bật.

Mặt khác, giám đốc tài chính của LVMH cũng nhấn mạnh giá trị và mối liên hệ cảm xúc mà kim cương thô mang lại. Nếu De Beers được rao bán, nó sẽ cần những vị khách thực sự có niềm đam mê to lớn với kim cương nguyên thủy, để bù đắp những trở ngại về mặt cấu trúc và chu kỳ sản xuất.

Thảo Ly