'Cổng địa ngục' miền Viễn Đông ngày càng mở rộng, thảm họa có xảy ra?

Thước phim được quay bằng drone từ trên cao của miệng hố Batagaika, hay còn được gọi với cái tên " Cổng địa ngục" miền Viễn Đông, mới đây đã được công bố.

Được xem là hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới, miệng hố này nằm tại khu vực phía đông Siberia, có diện tích bề mặt là 0,8 km2, tương đương khoảng 145 sân bóng đá.

Hình thành từ thập kỷ 1940 do nạn chặt phá rừng, miệng hố Batagaika là kết quả của quá trình xói mòn và tăng cường tình trạng tan chảy theo mùa của đất đóng băng vĩnh cửu, tạo nên hiện tượng được gọi là "mega-slump" (hố sụt khổng lồ).

Hình ảnh từ drone cho thấy miệng hố đang không ngừng mở rộng, điều này đã được xác nhận bằng nhiều ảnh vệ tinh trong nhiều năm qua.

Do sự tan chảy của băng vĩnh cửu đã tiết lộ những di tích về động vật và cây cối đông cứng hàng chục nghìn năm, với niên đại từ giữa thế Canh Tân, cách đây 126.000 năm.

Việc băng tan chảy đã giúp các nhà khoa học tiếp cận những xác thịt bò rừng bison đã đông cứng trong 8.000 năm, cung cấp thông tin quý giá về lịch sử tồn tại của các loài động và thực vật trong khu vực.

Mặc dù vẫn chưa rõ chính xác tốc độ mở rộng của miệng hố, nhưng người dân địa phương xác nhận rằng trong vài năm qua, miệng hố đã mở rộng thêm 20-30 cm tại một số điểm.

Alexey Lupachev, nhà nghiên cứu tại Viện hóa lý và vấn đề sinh học của đất thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, gọi miệng hố Batagaika là một hiện tượng hiếm thấy và độc đáo, cho phép khám phá lịch sử Trái Đất trong khoảng nửa triệu năm bảo tồn trong đất đóng băng vĩnh cửu.

Người dân địa phương Cộng hòa Sakha ở Nga còn gọi miệng hố này là "Cổng địa ngục", trong khi tên khoa học của nó là "hố sụt khổng lồ" (mega-slump).

Việc miệng hố tiếp tục mở rộng đang là dấu hiệu nguy hiểm, theo Nikita Tananayev, một nhà nghiên cứu tại Viện đất đóng băng vĩnh cửu Melnikov tại Yakutsk, đề cập. jlj

Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái đất. Nguồn: Kienthucnet.

Lê Trang (theo Live Science)