Nguyên nhân không ngờ khiến 90% phụ nữ mang thai đều bị táo bón

Quỳnh Trang

Táo bón là một trong những vấn đề khó chịu mà nhiều mẹ mang thai gặp phải. Táo bón gây đau đớn thậm chí hình thành búi trĩ. Vậy vì sao nhiều mẹ bầu lại bị táo bón? Táo bón trong thời gian kéo dài sẽ gây ra tác hại gì?

Táo bón là gì?

Hầu hết mọi người sẽ đi tiêu 2 đến 3 ngày một lần, từ 3 lần một ngày đến 3 ngày một lần, đó là đi tiêu bình thường. Nếu không đi tiêu trong hơn 3 ngày hoặc phải gắng sức từ 7 đến 10 phút để tống phân ra ngoài thì đó là dấu hiệu của bệnh táo bón. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định xem có bị táo bón hay không từ hình dạng của phân. Ví dụ: phân quá khô và cứng, nói chung có dạng hạt giống như phân cừu.

(Ảnh minh họa)

Tại sao bà bầu dễ bị táo bón?

1. Thay đổi nội tiết tố

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi. Đây là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng táo bón. Sự gia tăng progesterone trong cơ thể sẽ làm giãn các cơ trong cơ thể, đồng thời các cơ trơn trong ruột cũng bị ảnh hưởng dẫn đến nhu động ruột chậm hơn. Khi phân ở trong ruột già quá lâu, ruột già sẽ hấp thụ lại các chất và nước trong phân, dẫn đến phân trở nên cứng, gây đi tiêu không đều.

2. Tử cung chèn ép đường tiêu hóa

Tử cung và ruột của con người ban đầu giữ một khoảng cách nhất định. Nhưng khi mang thai, thai nhi lớn dần sẽ khiến tử cung to lên, chèn ép xuống đường tiêu hóa. Ruột bị ép lại khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn với nhiều mẹ bầu.

(Ảnh minh họa)

3. Lười vận động

Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, khi bụng bầu ngày càng lớn, mẹ bầu sẽ di chuyển bất tiện hơn nên không muốn vận động. Thai phụ lười vận động khiến nhu động đường tiêu hóa chậm lại, việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

4. Thừa chất sắt

Ngoài thói quen sinh hoạt và những thay đổi về thể chất khi mang thai thì thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị táo bón. Một số phụ nữ mang thai thường uống thuốc bổ sung sắt vì thiếu máu. Tuy nhiên, sắt và canxi huyết tương có thể ức chế nhu động đường tiêu hóa và dễ gây táo bón.

Ảnh hưởng của táo bón kéo dài đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

1. Ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai nhi

Táo bón kéo dài dễ dẫn đến đầy bụng, khó chịu và chán ăn. Ngoài ra, táo bón cũng gây hiện tượng nôn và buồn nôn khi mang thai. Khi cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

2. Tăng nguy cơ co thắt

Khi mang thai, tử cung dần dần to ra do sự lớn lên của thai nhi và trở nên rất gần với đường tiêu hóa. Vì tử cung và đường tiêu hóa gần nhau nên khi táo bón gây ra những cơn đau bụng khó chịu sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự ổn định của tử cung và làm tăng nguy cơ co thắt bất thường. Khi chuyển dạ, đau bụng do táo bón rất dễ bị hiểu nhầm là dấu hiệu sắp sinh.

3. Sự hình thành của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một vấn đề gây ra bởi các mạch máu ở hậu môn bị giãn ra và là một vấn đề phổ biến khi mang thai. Khi số tuần thai càng tăng, kích thước của tử cung càng lớn, dễ chèn ép lên trực tràng và hậu môn khiến các mô mềm của hậu môn bị sa ra ngoài và hình thành nên các búi trĩ. Nếu bà bầu bị táo bón thì việc đi đại tiện phải vất vả hơn, dễ chèn ép các mạch máu ở hậu môn tạo thành các búi trĩ hoặc khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể phẫu thuật sinh mổ và cắt trĩ cùng lúc hay không?

Phụ nữ mang thai có thể giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra bằng cách thoa thuốc mỡ hoặc ngâm mình trong nước ấm. Nhưng khi tình hình nghiêm trọng hơn bạn cần phải nhờ đến phương pháp phẫu thuật. Có nhiều sản phụ mong muốn phẫu thuật mổ lấy thai và cắt trĩ cùng lúc. Tuy nhiên, điều này là không thể được.

Vì khi phẫu thuật cắt trĩ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gây mê cho sản phụ. Các loại thuốc này thành phần có hại cho sức khỏe thai nhi, tử cung, ống sinh, tầng sinh môn, thậm chí cả hậu môn.

Quỳnh Trang/Theo Sohu