Từ bán Swift lãi 2 triệu tới Phantom, doanh nhân 8x Hà Nội hé lộ cách bán xe khủng cho nhà giàu Việt và góc khuất bán siêu xe tại Việt Nam

Vẻ ngoài giàu sang với đồ hiệu đầy trên người là những ấn tượng đầu tiên khi gặp anh Vũ Công Tú. Theo anh, đấy là cách dễ hòa nhập vào giới siêu giàu - tệp khách mà anh đang theo đuổi trong nghiệp bán xe. Tuy nhiên, chiếc siêu xe đầu tiên mà anh bán được từ khi trên tay chưa có chiếc đồng hồ Rolex vàng sáng loáng khi gặp tôi…

Có lẽ cũng giống như bao câu chuyện thành công khác, mình cũng đã từng có rất nhiều vấp ngã ở thời điểm trước đây. Năm 30 tuổi, từ một người kinh doanh thành công trong ngành thời trang cao cấp, mình đối mặt với một cú ngã lớn và gần như trắng tay. Sau đó, mình “tập tọe” làm quen với xe hơi và bén duyên với việc kinh doanh xe thông qua một người bạn thân.

Chiếc xe đầu tiên mình bán được là Suzuki Swift. Vạn sự khởi đầu nan, chiếc xe trong 2 tháng không thể tìm được khách hàng. Mình nhờ một vài người bạn bán giúp, sau khi chia lợi nhuận, mỗi người lãi được khoảng 2 triệu đồng. Một con số không lớn và cũng chẳng khác nào hòa vốn vào thời điểm đó, nhưng mình cũng cảm thấy vui vì đã bước được bước đầu tiên trong hành trình mới, xây dựng nền móng mới cho bản thân sau chuỗi ngày thất bại.

Từ những khoản lãi nhỏ từ việc kinh doanh xe bình dân, 1 năm sau đó mình bắt đầu kinh doanh xe sang với chiếc BMW 320i đời 2008. Chiếc xe nhanh chóng được trao đến tay chủ nhân mới chỉ sau 1 ngày đăng bán với số tiền lãi lên tới 60 triệu đồng. So với lợi nhuận từ 2-7 triệu đồng khi bán xe bình dân, khoản lãi 60 triệu đồng là một con số mình không thể tưởng tượng.

Thời gian đầu bán xe sang, những khó khăn gặp phải cũng không ít do tệp khách hàng thay đổi, nhưng rồi đâu cũng vào đó và mọi việc dần ổn định hơn. Bước nhảy này thành công cũng là lý do khiến cho mình tự tin vào bản thân khi bước tới kinh doanh xe siêu sang và siêu xe, một sân chơi mà hiện tại những người kinh doanh như mình vẫn là thiểu số.

Nói về việc bán xe, câu chuyện về đam mê và câu chuyện về kinh tế luôn là 2 thứ đi song hành. Một bên là ước mơ còn một bên là thực tế. Khi bán xe bình dân và xe sang, 2 điều này có vẻ cân bằng. Nhưng khi mình đứng trước quyết định kinh doanh siêu xe, xe siêu sang, có lẽ đam mê là thứ lấn át và đem mình tới với ngày hôm nay.

Bỏ qua vấn đề “con buôn”, mình cũng là một người đàn ông trung niên, và không thể phủ nhận siêu xe, xe siêu sang là những tuyệt tác khiến mình phải rung động. Lợi nhuận kinh doanh là có, nhưng rủi ro cũng vô kể. Mình bị thôi thúc bằng việc được sở hữu những dòng xe này, sau đó là niềm vui khi khách hàng sở hữu đam mê của chính họ.

Với mình, khi bán được siêu xe, xe siêu sang, điều mừng nhất không phải là lợi nhuận mà là việc mình đã nâng cao được uy tín của cá nhân. Điều cần nâng cấp nhất và cũng là cách mà mình đã làm, chính là đầu tư cho đam mê. Đừng quá xem nặng vấn đề kinh tế, hãy nuôi dưỡng đam mê của bản thân. Khách hàng mua siêu xe, xe siêu sang, giá bán với họ cũng chỉ là một yếu tố. Cảm xúc của người bán, đam mê của người bán với chiếc xe, những trải nghiệm mà người bán đã có đôi khi lại là điều khiến cho khách hàng đưa ra quyết định xuống tiền nhanh nhất.

Đúng vậy. Có một điều thú vị mà mình cảm nhận được là những sản phẩm xa xỉ thường có những điểm chung. Cách người ta tìm hiểu nó, cách người ta nâng niu, cảm xúc khi người ta trả tiền để sở hữu hay trải nghiệm nó, thậm chí là cách mà người ta bán nó đi. Tất nhiên so sánh giữa những chiếc đồng hồ Rolex với những chiếc siêu xe có phần khập khiễng, nhưng đây cũng là trải nghiệm giúp mình hiểu hơn về cảm xúc của khách hàng, cũng là cơ hội để mình nâng cao trải nghiệm và phát triển bản thân.

Mình không phủ nhận những tác động tích cực của việc trải nghiệm và sở hữu những đồ dùng xa xỉ. Nhưng thực tế, mình bán những chiếc siêu xe đầu tiên khi trên tay chưa đeo Rolex và cũng chưa từng thực hiện cú swing nào. Bản chất của việc bán siêu xe, xe siêu sang không nằm ở những thứ xa hoa đó, cốt lõi vẫn phải ở chính mình. Giới siêu giàu họ có tri thức và đủ trí tuệ để nhìn ra nếu bạn là một người bán hàng có nhiệt huyết, có đam mê và có mong muốn đem lại lợi ích cho họ.

Khác biệt tương đối rõ. Khách hàng mua xe bình dân, thậm chí xe sang họ vẫn còn quan tâm đến giá mà họ phải trả. Với khách hàng mua siêu xe, xe siêu sang, họ quan tâm đến cảm nhận mà họ có được. Thứ họ đã có sẵn là cảm xúc với chiếc xe, và thứ họ tìm kiếm là sự tin tưởng và hiểu biết từ phía nhà cung cấp.

Nhóm khách hàng mua siêu xe và xe siêu sang có những nét khác biệt. Những người mua siêu xe thường là những doanh nhân, tính cách thường thấy là sự quyết đoán. Nhóm khách hàng mua xe siêu sang thì chững chạc hơn. So với nhóm khách hàng mua siêu xe, nhóm khách hàng mua xe sang đôi lúc khá quan tâm tới kỹ thuật và chất lượng của xe.

35-50 tuổi. Đối với mình đây là tầm tuổi đẹp nhất để đi siêu xe. Ở tầm tuổi này họ đã có được những sự thành đạt và trải nghiệm nhất định về cuộc sống. Một chiếc siêu xe khiến cho họ phần nào trở nên quyến rũ và hào hoa hơn cả.

Phổ biến từ 40-60 tuổi. Những người mua xe siêu sang thường điềm đạm và không phô trương. Quá trình mua xe vào giao xe thường được yêu cầu diễn ra kín đáo.

Giới siêu giàu vốn là những người khá kiệm lời và còn kiệm lời hơn khi nói về chuyện giá cả. Họ là những người rất tinh tế và thông minh. Bản chất khi họ hỏi mua xe, họ đã có được khung giá cho riêng mình và chỉ chờ đợi 1 lời từ người bán. Họ rất quyết đoán, nếu mức giá đưa ra nằm trong khung giá dự kiến, họ sẽ chốt mua. Nếu không, họ sẽ từ chối. Họ không phải là những người thích mặc cả như khách hàng mua xe sang hay xe bình dân.

Không hẳn là quá nhỏ đâu. Theo mình, cộng đồng chơi siêu xe Việt Nam có thể chia làm 2. Không có quá nhiều người thuộc nhóm 1, họ là những người chơi có tiềm lực tài chính lớn, chơi lâu năm, họ thích nhập những mẫu xe độc, đẹp, đắt về và rất lâu sau mới bán ra. Ngược lại, nhóm 2 đang ngày càng đông hơn do sự phát triển về kinh tế thị trường, đây là những người muốn tìm hiểu, trải nghiệm siêu xe bằng những chiếc xe cũ, rồi sau đó mới đi tới quyết định mua những chiếc xe mới.

Mình thấy dù ở Việt Nam hay trên thế giới đều vậy cả. Tất cả những món đồ gắn mác “luxury” thường được sử dụng để phục vụ những mục đích khác nhiều hơn là đam mê thuần túy. Chủ quan mà nói, mình nghĩ trong 100 chiếc siêu xe được bán ra, chỉ có khoảng 20% chủ nhân là mua vì đam mê, còn 80% để sử dụng cho những mục đích khác. Nhưng nhìn về mặt tích cực, đây cũng là lý do khiến việc mua bán siêu xe, xe siêu sang trở nên nhộn nhịp hơn so với vài năm trước đây.

Những cái khó không tên thì nhiều lắm, còn cái khó mà có thể thấy ngay chính là việc phải bỏ một số tiền rất lớn để “ôm” xe về và “ngâm” tiền ở đó. Một chiếc siêu xe, xe siêu sang trung bình mất từ 1-2 tháng để tìm khách. Khó bán nhất phải kể đến chiếc Jaguar F-Pace. Phải tới gần 2 năm xe mới tìm được khách. Mình có cảm tình với chiếc xe này ngay từ ngày đầu tiên nhưng đáng buồn là số đông khách hàng lại không thấy vậy. Cũng chính vì “ế” nên mình sử dụng và cảm nhận được khá nhiều điều tích cực. Khó có dòng SUV nào mang đến cảm xúc như F-Pace. Nhưng có lẽ vì giá trị thương hiệu của dòng xe này chưa đủ mạnh tại Việt Nam nên khá ít người biết và trân trọng nó.

Việc bảo dưỡng, sửa chữa cũng là bài toán đau đầu trước khi đưa ra quyết định mua bất kì chiếc xe nào. Có những chủ xe bán đi những chiếc siêu xe, xe siêu sang của mình sau khi đã sử dụng một thời gian rất dài. Điều thú vị là họ đôi khi còn hiểu về xe hơn cả “thợ”. Vậy nên, có những hỏng hóc mà họ chỉ sửa tạm để xe có thể vận hành được và bán cho bên thứ 3. Nếu không tính táo và tính toán được chi phí cho những chi tiết như vậy, khả năng chịu lỗ khi nhập xe về là rất cao.

Thành công của năm 30 tuổi và thành công của hiện tại đối với mình là khác nhau. Khi còn trẻ, mình muốn chứng tỏ bản thân và rút ngắn được thời gian để đến với sự giàu có. Còn hiện tại, sự thành công còn là thành tựu về tư tưởng. Mình tin là khi mình bán hàng bằng cái tâm, và thứ mình mang đến cho khách hàng là đam mê, thì lợi nhuận có thể không nhanh chóng, nhưng chắc chắn sẽ bền vững về lâu dài.