Giật mình loài nấm đặc biệt nhất hành tinh: 'Giả chết' cực tài tình

Nấm lồng đỏ (Clathrus ruber) là một trong những loài nấm đặc biệt nhất trên Trái đất. Chúng có hình dáng kỳ dị giống như những sinh vật trong các bộ phim về người ngoài hành tinh. Nguyên do là bởi chúng giống như quả cầu mây hình tròn, rỗng ruột.

Loài nấm lồng đỏ phân bố chủ yếu ở châu Âu. Ban đầu, chúng mang hình dáng quả cầu màu trắng được bao bọc bởi một màng mỏng có chất nhờn chứa nhiều canxi có chức năng bảo vệ phần bên trong cây nấm non.

Khi gặp thời tiết ấm áp và ẩm ướt, nấm lồng đỏ sẽ tự vỡ để phát triển thành cấu trúc giống quả cầu mây hình tròn, rỗng ruột. Chúng tiêu hóa celluose và trả lại cho đất các chất dinh dưỡng.

Nấm lồng đỏ thuộc nhóm nấm hoại sinh. Điều này có nghĩa chúng là thể sợi ăn gỗ chết và mục ruỗng.

Mỗi cây nấm lồng đỏ khi trưởng thành thường có kích thước lên đến 20 cm và nổi bật với màu sắc rực rỡ như đỏ, cam và hồng.

Mặc dù có màu sắc bắt mắt và hình dáng thú vị như vậy nhưng nấm lồng đỏ lại "giả chết" bằng việc tiết ra một chất nhầy bốc mùi như xác thối.

Mùi hôi thối khó chịu này sẽ thu hút ruồi muỗi và côn trùng tới những cây nấm lồng đỏ. Những loài côn trùng đó sẽ tìm đến để có bữa ăn ngon khi ăn các chất nhầy hoặc có nơi để đẻ trứng bên trong.

Đổi lại, nấm lồng đỏ có được lợi một thứ của ruồi, muỗi là cánh của chúng. Trong khi nhiều loại nấm phát tán các bào tử bằng cách phun chúng vào gió thì nấm lồng đỏ làm việc này nhờ ruồi.

Khi ăn các chất nhầy bên trong cấu trúc giống quả cầu mây hình tròn, rỗng ruột của nấm lồng đỏ, những con ruồi vô tình làm rụng hàng triệu bào tử tí hon của nấm.

Khi ruồi cất cánh bay đi thì những bào tử bám vào cơ thể của chúng sẽ được phát tán ra môi trường xung quanh, xa hơn và rộng hơn. Nhờ vậy, nấm lồng đỏ sinh sôi nảy nở ở các vùng đất rộng lớn - nơi những con ruồi mang chúng tới.

Mời độc giả xem video: Dấu hiệu nhận biết nấm độc. Nguồn: HTV - Đài Hà Nội.

Tâm Anh (theo Deep Look, Livescience)