Thương hiệu thời trang nổi tiếng bị phanh phui khu sản xuất 'địa ngục', 'hô biến' giá túi gấp trăm lần

"Hô biến" túi giá rẻ 60 USD thành hàng xa xỉ phẩm

Vừa qua, làng thời trang ế giới bất ngờ dậy sóng trước bê bối của thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp - Christian Dior. Đây được xem là cú “trượt chân” của Dior khi từ thương hiệu mang danh "ông lớn", phút chốc trở thành "kẻ lừa đảo" trong mắt các tín đồ thời trang.

Diro nâng khống giá thành sản xuất của một chiếc túi. Ảnh 2dep

Bê bối của đã được giới truyền thông quốc tế phanh phui vào ngày 10/6 này. Nguyên nhân xuất phát từ khâu sản xuất và chi phí thực tế để làm ra một chiếc túi sang trọng, mang chiếc mác Dior xa xỉ. Cụ thể, theo như đài JTBC (Hàn Quốc) thông tin, chiếc túi Dior có giá trị thực tế chỉ 60 USD, nhưng khi đến tay các tín đồ hàng hiệu thì con số đã bị dội lên hàng trăm lần với 2.900 USD.

Điều này đã nhanh chóng tạo nên làn phóng phẫn nộ trong ngành thời trang. Người tiêu dùng không ngừng bày tỏ sự bức xúc, bài xích việc Dior lừa dối khách hàng, nâng khống giá trị cho những “con hàng” kém chất lượng.

"Địa ngục sản xuất" của thương hiệu Dior tại Ý

Tuy nhiên, bê bối vẫn chưa dừng lại tại đây khi một đoạn clip quay lại quy trình sản xuất của nhà Dior tại Ý bất ngờ bị truyền thông đăng tải.

Xem qua đoạn clip, thật sự sốc khi thương hiệu thời trang gắn mác xa xỉ phẩm lại có môi trường sản xuất vô cùng tệ hại. Hàng loạt nguyên vật liệu làm túi chất ngổn ngang, bụi bẩn và khu sinh hoạt của công nhân viên cũng tệ không kém. Thế nhưng điều đáng bất ngờ hơn chính là chiếc túi giá rẻ được dán nhãn “sản xuất tại Ý”, trên thực tế đều do những lao động nhập cư trái phép làm ra.

Theo như trang Milano Today chia sẻ, phía Dior vì muốn giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, họ đã thông qua bên thứ 3 - một "công ty ma" ở Trung Quốc, để thuê các lao động nhập cư trái phép (những người này đa phần là Trung Quốc và Philippines). Những lao động trái phép này phải làm việc, sinh hoạt trong khu sản xuất với điều kiện sống tồi tệ, không đảm bảo về an toàn lao động. Và càng không sai khi ví nơi sản xuất của Dior tại Ý không khác gì "khu ổ chuột" của người lao động. Lợi dụng việc họ là dân nhập cư không giấy tờ, lao động trái phép nên phía Dior và "công ty ma" đã o ép mức lương ở mức thấp trũng, nhưng phải làm việc xuyên suốt với tần suất 24/24.

"Tội ác" này mới thật sự được phanh phui sau khi một nguồn tin ẩn tố cáo phía Dior cho phép, khuyến khích bên thứ 3 cưỡng ép và bốc lột sức lao động của các công nhân.

Trải qua hơn 3 tháng điều tra của Cơ quan Bảo vệ lao động Milan (Ý). Hàng loạt chứng cứ ghi lại bê bối của Dior tại Ý đều đã bị Carabinieri công khai không xót 1 chi tiết nào. Phía Tòa án Milan (Ý) cũng nhanh chóng mở phiên xét xử thương hiệu thời trang xa xỉ phẩm này. Thẩm phán đã đưa ra lệnh thực hiện “biện pháp ngăn chặn hành chính tư pháp” đối với cơ sở sản xuất túi Dior tại Ý. Ngoài ra, phía thương hiệu thời trang cao cấp còn phải chịu sự giám sát của một quản trị viên tư pháp trong vòng 1 năm.

"Tội ác" của Dior bị phanh phui thông qua bản án dài 34 trang. Ảnh Milano Today

Xem qua bản án dài 34 trang buộc tội Dior, công chúng không khỏi "rùng mình" trước việc thương hiệu cao cấp sản xuất chiếc túi bằng cách bộc lột người lao động.

Đến hiện tại, Dior vẫn chưa có phản hồi chính thức về việc "gian dối người tiêu dùng, bốc lột sức lao động". Tuy nhiên, cổ phiếu của thương hiệu này đang giảm mạnh và độ uy tín gần như về con số 0 trong mắt các tín đồ thời trang. Thậm chí, tại thị trường Hàn Quốc nơi tiêu thụ số lượng túi Dior lớn nhất nhì Châu Á cũng bắt đầu "quay xe". Họ cảm thấy bị lừa dối, phải bỏ số tiền gấp hàng trăm lận để nhận về chiếc túi chất lượng thấp, đặc biệt câu chuyện sản xuất "rùng mình" ở phía sau.

Hương Đông