Doanh nhân Ngô Chí Dũng và sự hiện diện kín đáo tại Bệnh viện Tâm Anh

Theo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, tính tới hết năm 2022, cả nước có gần 320 bệnh viện tư với quy mô hơn 22.000 giường bệnh cùng 38.000 phòng khám tư, đáp ứng gần 20% tổng số bệnh viện và hơn 8% tổng số giường bệnh.

Việc phát triển hệ thống y tế tư nhân, thúc đẩy nguồn lực đầu tư xã hội hóa trang, thiết bị y tế đã góp phần tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế, là động lực để các đơn vị không ngừng phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Tháng 9/2016, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã được khánh thành, là bệnh viện tư nhân thứ 196 trên cả nước.

Đón xu hướng của toàn ngành, tháng 9/2016, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) đã được khánh thành, là bệnh viện tư nhân thứ 196 trên cả nước với quy mô xây dựng trên diện tích đất hơn 10.000 m2, 100 giường bệnh.

5 năm kể sau đó, năm 2021 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Tp. Hồ Chí Minh được khánh thành, được kỳ vọng góp phần giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn của người dân thành phố và khu vực phía Nam.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Tâm Anh. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Hồ sơ và thẩm định thực tế Đề án thành lập Trường Đại học Tâm Anh tại tỉnh Long An theo quy định của áp luật về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và các quy định pháp luật có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường Đại học Tâm Anh do Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là chủ đầu tư với số vốn đầu tư dự kiến là trên 2.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2024, Trường Đại học Tâm Anh sẽ được triển khai xây dựng tại tỉnh Long An.

Theo thông tin từ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trường Đại học Tâm Anh là trường đại học tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực đào tạo, trong đó tập trung các ngành nghề y tế, chăm sóc sức khỏe và các ngành nghề quan trọng khác.

Doanh nhân Ngô Chí Dũng và sự liên hệ giữa các doanh nghiệp ngành y tế, dược.

Đằng sau một bệnh viện tư nhân ngoài công lập trên, là một vị doanh nhân ngành y tế dược kín tiếng - ông Ngô Chí Dũng.

Thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (tamanhhospital.vn) ngày 27/8/2021, ông Ngô Chí Dũng được giới thiệu là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ngoài ra, sự hiện diện của vị đại gia ngành dược sinh năm 1974 tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn khá kín đáo.

Bên cạnh đó, bà Ngô Thị Ngọc Hoa đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đồng thời là người đại diện pháp luật.

Nhắc đến doanh nhân Ngô Chí Dũng không thể bỏ qua Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC). Ông Ngô Chí Dũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc . Thành lập vào tháng 11/2016, VNVC hiện sở hữu hệ thống tiêm chúng lớn nhất Việt Nam.

Tính đến cuối tháng 11/2023, VNVC đã có gần 150 trung tâm tiêm chủng tại gần 50 tỉnh, thành trên toàn quốc với đội ngũ hơn 6.000 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế.

Theo thông tin được đăng tải trên website của VNVC (vnvc.com), tính đến cuối tháng 11/2023, VNVC đã có gần 150 trung tâm tiêm chủng tại gần 50 tỉnh, thành trên toàn quốc với đội ngũ hơn 6.000 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế.

Ngoài VNVC, ông Ngô Chí Dũng còn là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Eco (Eco Pharma) hoạt động trong ba lĩnh vực chính là nhập khẩu ủy thác và phân phối thuốc, thực phẩm chức năng, hệ thống nhà thuốc bán lẻ.

Eco Pharma có gần 20.000 nhà thuốc đối tác phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Ecogreen nhập khẩu từ Mỹ.

Hiện Eco Pharma có gần 20.000 nhà thuốc đối tác phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Ecogreen nhập khẩu từ Mỹ. Đây cũng là doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà thuốc đầu tiên tại Việt Nam đạt đủ 3 tiêu chuẩn WHO-GSP, GDP và GPP (Eco Pharmacy).

Ngoài ra, ông Dũng còn được biết tới là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần NutriHome và Công ty Cổ phần EPLUS RESEARCH...

Báo cáo thị trường M&A của BDA Partners, trong số 529 triệu USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam gần đây, doanh nghiệp ngành y tế, dược phẩm chiếm lượng đầu tư lớn nhất với 184 triệu USD

Nhu cầu đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam là rất lớn. Trong quá khứ, các dịch vụ này chủ yếu do các cơ sở y tế công lập cung cấp, dẫn đến tình trạng quá tải tại các thành phố lớn và áp lực không nhỏ lên đội ngũ nhân viên y tế. Các cơ sở y tế tư nhân đã và đang nổi lên như một phương án bổ sung và hỗ trợ cho hệ thống y tế công, mang tới nhiều lựa chọn hơn cho người dân Việt Nam. Tuy vậy, nhu cầu của người dân vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, vào năm 2022, Việt Nam có 2,9 giường bệnh trên 1.000 người, thấp hơn mức khuyến nghị của WHO là 5 giường trên 1.000 người. Về số lượng bác sĩ, vào năm 2022, Việt Nam có 0,9 bác sĩ trên 1.000 người, thấp hơn mức khuyến nghị của WHO là 2,5 bác sĩ trên 1.000 người và thấp hơn nhiều so với mức của các nước phát triển là 3-4 bác sĩ trên 1.000 người.

Khi thu nhập khả dụng tăng và nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng trở nên cấp thiết, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tư nhân đã trở thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư.

Nguyễn Phương Anh