BTV Tuấn Duy diện thổ cẩm khoe nét đẹp đại ngàn vùng cao

Theo MV, BTV Tuấn Duy trang phục thổ cẩm dân tộc luôn có sức hút đối với anh. Từ sự khéo léo, tinh tế của các nghệ nhân làng đã khắc họa lên những đường nét thổ cẩm mang đậm dấu ấn ây Nguyên và là nét đẹp văn hóa đại diện cho mỗi dân tộc.

Thời gian qua, chính quyền các cấp của 2 tỉnh Gia Lai, Tum đã cùng chung tay với các nghệ nhân để giữ gìn và bảo tồn nghề dệt truyền thống trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Bao đời nay, trên vùng đất đại ngàn Tây Nguyên, tinh hoa nghề dệt thổ cẩm cứ tự nhiên trao truyền, những tấm thổ cẩm đan dệt sắc màu núi rừng vẫn lặng lẽ trong không gian buôn làng. Trong quá khứ, thổ cẩm Tây Nguyên đã thể hiện rất tốt vai trò biểu đạt bản sắc văn hóa tộc người.

Trước đây, thời trang thổ cẩm có lẽ là khái niệm khá xa lạ với nhiều người bởi thổ cẩm chưa vượt thoát không gian buôn làng.

Thổ cẩm sống trong "miền mơ tưởng" khi ánh lửa thiêng đại ngàn cháy khát, trong lễ hội và lẽ đương nhiên là y phục truyền thống của cư dân miền rừng xanh, núi đỏ.

"Đó là văn hóa đại ngàn. Còn khi về vùng đất Tây Bắc tỉnh Lào Cai với thổ cẩm dân tộc Xá Phó luôn tạo ấn tượng sâu sắc khi tiếp xúc, bởi trang phục thổ cẩm cầu kỳ, tuyệt đẹp và đầy tính nghệ thuật", BTV Tuấn Duy chia sẻ.

Sắc mầu thổ cẩm của dân tộc Xá Phó thuộc nhóm ngành Phù Lá luôn là điểm nhấn, táo ấn tượng và thu hút du khách từ cái nhìn đầu tiên bởi mầu sắc và họa tiết hoa văn rực rỡ, tươi trẻ.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó gồm áo, váy, thắt lưng vả cả khăn đội đậu nữa. Những họa tiết hoa văn được thêu trang trí bằng những sợi chỉ mầu với các mảng mầu hoa văn hình quả trám, hình tam giác, hình cây thông, hình vuông, hình sóng nước…

Mỗi họa tiết, hình thù hoa văn đều có ý nghĩa, thể hiện các sự vật, hiện tượng liên quan đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào với mong ước về sự ấm no và khát vọng sống mãnh liệt, được người dân bộc lộ, thể hiện thông qua bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Dù trang phục nam, có chút đơn giản. Nhưng vẫn kèm với các phụ kiện như: khăn, áo, quần, thắt lưng… tất cả đều được làm thủ công bằng tay với chất vải bông tự dệt và nhuộm tràm đen.

Phía sau lưng áo nam cũng được đính nhiều hạt cườm để tạo điểm nhấn, trên áo có dấu tích đặc biệt là thân áo xẻ hai bên cách 10cm từ gấu áo và có khâu bằng chỉ mầu.

Đến với Lào Cai không chỉ là khám phá cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà du khách đến đây sẽ được tìm hiểu một kho tàng văn hóa, đặc biệt về sắc màu thổ cẩm trên trang phục các dân tộc.

Theo Tuấn Duy, anh may mắn làm trong ngành truyền hình, có cơ hội tác nghiệp trên khắp mọi miền tổ quốc. Nhưng mỗi khi về Tây Bắc hoặc lên vùng Tây Nguyên đại ngàn, lúc nào cũng cho anh cảm giác yêu mến nét đặc sắc của tơ lụa, thổ cẩm… Và những tình cảm bà con vùng cao dành cho du khách miền xuôi.

P.Nguyễn