Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh áp xe gan

1. Đông y có chữa được bệnh áp xe gan không?

Bệnh áp xe gan có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm vì vậy Đông y không thể chữa được. Tuy vậy, các phương pháp Đông y có thể hỗ trợ điều trị người bệnh nhanh chóng phục hồi và giảm các triệu chứng của bệnh.

2. Cách xử trí khi gặp áp xe gan

Khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân bị áp xe gan có thể có các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng huyết cần được điều trị tích cực bằng kháng sinh và bù dịch truyền tĩnh mạch.

Khối áp xe có thể vỡ vào màng phổi, màng tim cũng như vỡ vào ổ bụng. Tình trạng này có thể điều trị bằng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trị amip và dẫn lưu mủ.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ áp xe gan cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp mau chóng hồi phục sức khỏe.

Thông thường, bệnh nhân áp xe gan nếu phát hiện sớm sẽ được chọc hút mủ, nằm viện trong khoảng 7 - 15 ngày, dùng thuốc kháng sinh để chống tái phát. Bệnh sẽ có thể tái phát đối với những người không thay đổi thói quen ăn uống.

Trong khi đó, ngoài những người có thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, áp xe gan còn có thể xảy ra ở một số đối tượng khác như: người mắc bệnh đái tháo đường type 2, sức đề kháng suy giảm, người lớn tuổi, dễ bị vi trùng, ký sinh trùng xâm nhập.

Bệnh nhân bị áp xe gan có thể có các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết.

3. Cách chăm sóc bệnh áp xe gan tại nhà

Sau khi được điều trị ngoại trú, tại nhà người bệnh cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ về việc dùng thuốc. Ngoài ra nên lưu ý đến dinh dưỡng cho bệnh nhân cụ thể.

Đa dạng thực phẩm trong chế độ hằng ngày để cơ thể người bệnh hấp thu nhiều dưỡng chất, không nên kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược, thiếu chất.
Ưu tiên chế biến các món ăn bằng luộc, hấp. Điều này không chỉ giúp thực phẩm giữ chất lượng dinh dưỡng tốt mà còn tránh gây áp lực cho gan.
Ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, không nên để bụng quá đói hay quá no.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực tiết mật
Nên tự nấu ăn tại nhà, không nên ăn thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn vì khó kiểm soát lượng dầu mỡ, lượng muối.
Ăn chín uống sôi.
Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Hạn chế bổ sung chất kích thích trong chế độ dinh dưỡng như thuốc lá, rượu bia,…

Ngoài ra, cần ăn thực phẩm giàu đạm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể có khả năng chống lại những tổn thương mà bệnh gây ra. Một số thực phẩm giàu đạm như: thịt, trứng, đậu nành, các loại hạt, cá, sữa, các sản phẩm từ sữa,…

Nên bổ sung ít nhất 2 bữa cá béo trong tuần. Ngoài ra cần tăng cường rau quả giầu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa dồi dào trong rau quả rất tốt cho sức khỏe của lá gan. Đồng thời, các dưỡng chất còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và chất xơ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như tăng khả năng chuyển hóa của gan. Một số loại rau quả: cải cúc, cải xanh, bí đỏ, táo, bơ, cam, khoai môn,…

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Siêu âm ổ bụng để kiểm tra, chẩn đoán áp xe gan.

4. Bệnh áp xe gan có chữa khỏi không?

Bệnh nhân bị áp xe gan tùy theo tác nhân có thể được điều trị với kháng sinh trong 4-6 tuần hoặc kháng amip trong 7-10 ngày. Việc điều trị kháng sinh hoặc kháng amip cần được sử dụng ngay sau khi có chẩn đoán để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng huyết. Đôi khi, điều trị thuốc đơn thuần cũng đủ giúp chữa khỏi bệnh.

5. Lưu ý với trẻ em, người cao tuổi … khi mắc áp xe gan

Áp xe gan là tình trạng tổn thương tại gan do lá gan bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm, khi đó gan sẽ bị mưng mủ, hình thành các lỗ nhỏ và tạo thành ổ mủ.

Theo ghi nhận hầu hết áp xe gan đều là xảy ra thứ phát, tức là do nhiễm trùng từ ổ bụng như viêm đường mật do sỏi, do hẹp hoặc khối u ác tính, viêm túi thừa, viêm ruột thừa, ét dạ dày biến chứng thủng, bệnh Crohn,... gây ra.

Áp xe gan có thể xảy ra sau sinh thiết gan, tắc stent/ống thông đường mật. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng răng . Người suy giảm hệ miễn dịch. Một nghiên cứu ở Pháp cho thấy, có đến 17,5% người lớn với áp xe gan có đái tháo đường.

Ở trẻ sơ sinh mắc áp xe gan là biến chứng của sự thông nối tĩnh mạch rốn. Còn ở trẻ lớn và thiếu niên thì thường là gặp ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc chấn thương.

Ngoài ra, ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Người mắc các bệnh về gan như: nhiễm trùng gan, suy chức năng gan…cũng có thể mắc căn bệnh này.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Tùy từng cá nhân mà các bác sĩ chỉ định điều trị như thế nào cho phù hợp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm:

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm tốc độ lắng máu
Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm phân
X-quang ngực thẳng
Siêu âm áp xe gan
Chụp cắt lớp vi tính
MRI ổ bụng

Về điều trị, dựa trên kết quả đánh giá mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc phù hợp. Điều trị nội khoa sử dụng các thuốc diệt amip; Điều trị bằng thuốc kháng sinh với áp xe gan do vi khuẩn. Điều trị ngoại khoa dẫn lưu mủ nếu ổ áp xe nhỏ không cần can thiệp ngoại khoa. Nếu ổ mủ to và nằm sát bề mặt gan hoặc ở thùy, sẽ chọc tháo mủ để giảm áo hay dẫn lưu ngoại khoa để tránh biến chứng vỡ ổ mủ.

Người bệnh có thể lựa chọn khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh hoặc Trung ương với các lựa chọn khám theo yêu cầu, khám dịch vụ, khám theo chế độ BHYT… Chi phí điều trị nội trú cho bệnh nhân dao động tùy từng trường hợp, có thể là 5.000.000 đồng hay 8,300,000 đồng, nếu phẫu thuật điều trị biến chứng có thể lên tới 75.000.000 đồng, thậm chí nhiều hơn nữa.

BSCKI Nguyễn Văn Dũng