Cha mẹ cần cảnh giác với tắc tá tràng bẩm sinh ở trẻ

Tắc tá tràng bẩm sinh là bệnh có tỷ lệ cao mắc các dị tật kết hợp hội chứng Down, tim bẩm sinh, teo thực quản, dị tật đường tiết niệu… Bởi vậy, cha mẹ cần phải theo dõi các bé để khám kịp thời, nhằm hạn chế nhất những nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ.

Nguyên nhân tắc tá tràng bẩm sinh

Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Một số giả thuyết cho rằng có hai nhóm nguyên nhân chính đó là: Nguyên nhân nội tại do bất thường trong quá trình tạo lòng ống tiêu hóa trong phôi thai; Các nguyên nhân bên ngoài như ruột xoay bất toàn, dây chằng Ladd, tụy hình nhẫn, tĩnh mạch cửa trước tá tràng.

Tụy hình nhẫn là một trong những nguyên nhân gây chèn ép bên ngoài dẫn đến hẹp tá tràng. Tuy nhiên, tụy nhẫn thường có kết hợp với màng ngăn hoặc tắc hẹp do bất thường nội tại trong quá trình hình thành phôi thai.

Tụy hình nhẫn là một trong những nguyên nhân gây chèn ép bên ngoài dẫn đến hẹp tá tràng

Theo phân loại thì tắc tá tràng bẩm sinh được chia thành các thể lớn:

Loại 1 teo tá tràng do màng ngăn hoàn toàn làm teo đoạn sau và phình dãn đoạn trước. Màng ngăn gồm lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc.

Loại 2 teo tá tràng có hai đầu tận cùng của tá tràng được tiếp nối bởi một dây xơ dọc theo mép của mạc treo ruột.

Loại 3 teo gián đoạn tá tràng, không có dây xơ nối giữa hai đầu tận cùng của tá tràng, mạc treo khuyết hình chữ V. Trong đó loại 1 thường gặp nhất (>90%), loại 3 thường kết hợp bất thường về đường mật và tụy.

Tắc tá tràng bẩm sinh có thể được chẩn đoán nhờ siêu âm ở tuần lễ 29 của thai kỳ

Dấu hiệu tắc tá tràng bẩm sinh

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh thường nôn sớm khoảng 4 giờ sau sinh, nôn ra dịch sữa lẫn dịch mật màu vàng đậm, bé nôn nhiều và nôn liên tục. Thăm khám thấy bụng trên trướng, đôi khi thấy dạ dày tăng nhu động từng đợt nổi lên, bụng dưới xẹp.

Chăm sóc cho bệnh nhi sau phẫu thuật tắc tá tràng.

Tắc tá tràng bẩm sinh có thể được chẩn đoán nhờ siêu âm ở tuần lễ 29 của thai kỳ và thường gặp ở các thai kỳ (50% trường hợp) người mẹ có tình trạng đa ối.

Ngoài ra, bệnh cũng thường đi kèm với hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, sinh non tháng với phổi chưa trưởng thành...

Do vậy, bác sĩ khuyên các bà mẹ mang thai rất cần siêu âm và theo dõi tiền sản để phát hiện dị tật của thai nhi. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh từ khi bé còn trong bụng mẹ phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị siêu âm.

Khi được chẩn đoán bệnh, các bà mẹ có thể được chuẩn bị tâm lý để tiến hành phẫu thuật sớm cho trẻ ngay sau khi ra đời. Việc này rất cần thiết, vì phẫu thuật sớm tránh cho trẻ bị rối loạn nước và điện giải do nôn nhiều, tránh mắc bệnh viêm phổi… mà hậu quả có thể dẫn tới tử vong.

Xem thêm video đang được quan tâm: