Chú rể 20 tuổi cưới vợ 36 tuổi, khi cô dâu bước ra ai nấy đều kinh ngạc

Có người nói rằng “trong thế giới tình yêu, chiều cao không phải là khoảng cách, tuổi tác không phải là vấn đề”. Ngày nay, không ít người đã bất chấp khoảng cách tuổi tác cũng như lời bàn tán của dư luận, thoải mái công khai tình cảm với người tình lớn tuổi/kém tuổi.

Một đám cưới gần đây ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận nước này, bởi sự chênh lệch tuổi tác giữa cô dâu và chú rể. Cụ thể, chú rể năm nay mới 20 tuổi, trên gương mặt còn mang nhiều nét trẻ con, nhiều người nhận xét như học sinh cấp 3.

Chú rể 20 tuổi trông như học sinh cấp 3 đứng cạnh cô dâu hơn 16 tuổi.

Trong khi đó, cô dâu đã 36 tuổi, tuổi tác xấp xỉ mẹ của chú rể. Tuy nhiên, vì chăm sóc bản thân rất tốt nên cô có dáng người thon gọn và gương mặt trẻ hơn so với tuổi khiến nhiều người trầm trồ, kinh ngạc trước nhan sắc của cô. Chính vì vậy khi đứng cạnh nhau, cô dâu chú rể không cách biệt nhau quá nhiều.

Được biết, cô dâu là giám đốc điều hành cấp cao của một công ty, còn chú rể là thực tập sinh của công ty đó. Ngày đến phỏng vấn, anh chàng đã lọt vào mắt xanh của nữ giám đốc. Sau đó, anh cũng được nữ giám đốc quan tâm, chăm sóc đặc biệt.

Qua một thời gian tiếp xúc, nữ giám đốc đã chủ động thổ lộ tình cảm với chàng trai kém mình 16 tuổi. Anh chàng ban đầu còn lưỡng lự vì khi đó anh đã có bạn gái.

Cả hai tươi cười rạng rỡ, trông rất hạnh phúc.

Lưỡng lự, anh nhờ bạn bè tư vấn và tham khảo ý kiến của bố mẹ. Tuy không muốn có một cô con dâu trạc tuổi mình, nhưng bố mẹ chàng trai sau cùng vẫn khuyên con trai nên cưới nữ giám đốc. Bởi, điều đó có thể mang lại tương lai tươi sáng hơn cho anh. Suy tính kỹ càng, chàng trai đã chấp nhận lời cầu hôn của nữ giám đốc.

Trong đám cưới, cô dâu và chú rể đều cười rất tươi, trông vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên khi đám cưới này được đăng tải lên mạng, nhiều người lại thở dài, không phải vì khoảng cách tuổi tác của cả hai mà là vì mục đích kết hôn của chú rể.

Một số người cho rằng, chú rể không lấy cô dâu vì tình yêu mà là vì sự nghiệp, tiền tài cô mang lại cho anh. Một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu mà chỉ có sự vụ lợi như thế thì khó lòng hạnh phúc, bền chặt được.

Số khác lại lo lắng thay cho cô dâu, không hiểu tại sao cô lại chọn chú rể kém mình nhiều tuổi như vậy. Họ cũng cho rằng, khi lấy về cô có thể phải “làm mẹ”, chăm lo cho chú rể mọi điều, bởi dù gì anh ta còn quá trẻ, chưa chín chắn.

“Mới 20 tuổi đã muốn đi đường vòng thế này. Tôi sợ sau này anh ta sẽ phải hối hận, khi đó người phụ nữ kia lại đau khổ”, “Rõ ràng đây là một tình yêu vụ lợi. Nhưng dù gì hai người cũng đến với nhau rồi, nói gì cũng vô ích, chỉ biết chúc cặp đôi hạnh phúc thôi”,…là một số bình luận của cư dân mạng.

Liệu có bền nếu đó là một tình yêu có điều kiện?

Tình yêu có điều kiện, tình yêu vụ lợi gần như không chứa đựng cái cảm xúc đáng trân quý, đẹp đẽ của một tình yêu thuần túy, chân thành. Thay vào đó, nó là một hình thức giao ước, một sự tính toán vụ lợi, nơi mà cảm xúc chân thành chẳng bõ bèn gì với suy tính của con người.

Tình yêu có điều kiện là “Tôi yêu anh/em, nếu…”. Ngay sau từ “nếu” đó là một quy ước cần được đáp ứng. Và nếu tình cảm vụ lợi là sự thỏa hiệp giữa cả hai bên, thì chắc chắn sớm muộn gì mối quan hệ này cũng sẽ chấm dứt nếu lợi ích của cả hai bên đã được đáp ứng hoặc có xung đột, hoặc cảm thấy đối phương không thể đáp ứng nguyện vọng của mình được nữa.

Còn tình yêu thuần túy thì khác, đó là khi nửa kia yêu bạn bởi chính con người bạn chứ không phải là những gì bạn có, những gì bạn cho họ. Một khi đã yêu hay bước chân vào hôn nhân thì ai cũng muốn được yêu thương, muốn có một người bạn đồng hành chân thành, tương thích và hòa hợp để đi hết đường đời.

Vì vậy thiết nghĩ, nếu đã vụ lợi thì đừng trang hoàng, tô vẽ mối quan hệ đó bằng hai chữ tình yêu. Cũng đừng mù quáng trói buộc nhau bằng hôn nhân, nếu không sẽ có một ngày nào đó bạn sẽ đau khổ và hối hận đấy.

Theo Đời sống gia đình