Đặc sản nổi tiếng Tây Bắc được ví là 'thần dược'

Cây chít (cây đót) một loại cây thân thảo mọc thẳng đứng với chiều cao trên 3m, thường được dùng trong đời sống sinh hoạt của người dân như làm chổi quét nhà, làm thuốc chữa bệnh.

Sâu chít thực chất là ấu trùng của một loài bướm đêm có tên khoa học là Brihaspa atrostigmella. Loài bướm này đẻ trứng vào trong thân cây, trứng nở ra thành ấu trùng rồi tới sâu trưởng thành.

Sâu chít có độ dài từ 3-5cm, có màu trắng đục hơi ngả vàng, không có chân và lông tơ trên thân. Chúng thường đục thân cây chít để sống ký sinh bên trong và hút dinh dưỡng từ cây.

Người dân vùng núi Tây Bắc thường tìm bắt sâu chít vào tháng 10 cho đến tháng 12 Âm lịch.

Những cây chít nào không thể ra hoa và bị phồng to ở giữa là sẽ biết được có sâu nằm ký sinh bên trong.

Khi sâu chít được lấy ra khỏi thân cây, chúng sẽ ngay lập tức được đem ngâm trong rượu trắng để sâu nhả hết các chất bẩn và không bị biến đổi mùi vị sau này khi chế biến.

Sâu chít có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như món rang, món nướng, thậm chí dùng để nấu cháo hoặc xào trứng.

Theo y học hiện đại nghiên cứu, sâu chít có lượng protein rất cao chiếm tới gần 30% cơ thể của chúng.

Sở dĩ sâu chít lại trở thành một đặc sản được quan tâm và săn lùng ráo riết, đó là bởi người ta cho rằng sâu chít là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe