Loài hoa đẹp mê ly và cũng là thảo dược quý có trong các bài thuốc đông y

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc họ Cúc (Asteraceae)

Đặc điểm nhận dạng của loại cây này đó là chiều cao từ 1m trở lên, lá và thân lông trắng, phiến lá có khía sâu và gai, độ rộng lớn, hoa cây mọc thành cụm hình đầu có màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt

Atiso chứa các chất hoạt tính sinh học apigenin và luteolin

Đầu hoa của cây Atiso được cho là có khả năng chống oxy hóa tổng hợp cao. Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất của loại rau này trong danh sách các loại rau quả

Atiso cũng có thể được sử dụng để làm trà thảo mộc. Đồ uống này có một vị hơi đắng và mùi gỗ

Hoa Atiso có thể làm thuốc thông mật, chữa các bệnh yếu gan, viêm thận cấp tính và kinh niên, phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu

Lá Atiso có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp

Loại thảo dược này còn hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu, tăng sự thèm ăn, trị rắn cắn hoặc dùng như nước dưỡng da

Hoa Atiso Đà Lạt được Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức công nhận đạt giá trị Kỷ lục châu Á cho nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam

Mặc dù hoa Atiso có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được

Những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng với Atiso, nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối sắt thì không nên dùng Atiso vì nó có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của Atiso với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, do đó những đối tượng này nên tránh dùng hoa Atiso

Giá hoa Atiso dao động từ 120.000-250.000 đồng/kg tùy từng loại

Một bông hoa cỡ đại giá lên tới cả 100.000 đồng

Atiso còn là thành phần quan trọng trong rượu khai vị Cynar của Ý

Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để tạo ra một loại cocktail