Sử dụng tai chua cần lưu ý gì?

Tai chua còn có tên gọi khác là Bứa cọng. Tên khoa học là Garcinia pedunculata Roxb, thuộc họ Măng cụt (Clusiaceae).

Bộ phận sử dụng dược liệu: Vỏ quả, thân, lá và nhựa cây.

Tại Việt Nam, cây tai chua mọc hoang ở các vùng rừng trung du. Cây thường phổ biến ở Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Ngoài ra, một số nơi có thể trồng tai chua để thu quả làm gia vị trong ẩm thực.

Thân, rễ và lá tai chua có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô đều được.Quả tai chua thu hái khi chín vàng đều. Sau khi thu hái, bỏ hạt, thái vỏ thành từng lát mỏng, phơi hoặc sấy khô đến khi vỏ quả có màu đen hoặc nâu nhạt.

Hạt quả tai chua có chứachất gây nôn. Chất này không mất đi kể cả khi nướng hoặc bào chế kỹ.

Thân, lá, nhựa dược liệu có vị chua, chát, đắng, tính mát, chứa độc tố nhẹ.

1. Tác dụng của tai chua

Tai chua thường được sử dụng với các tác dụng phổ biến như:

- Hỗ trợ giảm căng thẳng, điều chỉnh nồng độ cortisol trong máu (đây là hormone dẫn đến căng thẳng). Do đó, cân bằng cortisol có thể hạn chế stress, căng thẳng, lo lắng và cải thiện các hoạt động của các cơ quan.

- Chống trầm cảm, giải phóng serotonin giúp con người cảm thấy hạnh phúc, hỗ trợ cân bằng tâm trạng.

- Hỗ trợ giảm , hạn chế các chất béo xấu và làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, giảm huyết áp và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

- Tăng cường trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy calo và tăng hoạt động của các cơ quan.

- Điều chỉnh lượng đường trong máu, hạn chế và ngăn ngừa đái tháo đường.

- Ngăn cảm giác thèm ăn, thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh, hỗ trợ giảm cân.

- Tăng năng lượng, giúp cơ bắp săn chắc, hạn chế tình trạng kiệt sức, mệt mỏi.

Cây tai chua.

Vỏ quả tai chua thường được sử dụng để nấu canh hoặc sắc thành thuốc dùng uống. Công dụng của bài thuốc bao gồm chữa khát, phát sốt. Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 6 - 10 g.

2. Món ăn, bài thuốc sử dụng tai chua

- Tai chua nấu canh (miền Bắc)

Thành phần: Tai chua khô 2 quả, hành tây băm nhỏ 1 củ, tỏi băm nhỏ 2-3 tép, ớt băm nhỏ 2-3 quả, mè rang vừa đủ, thịt heo hoặc thịt gà 200g, nước dụng hoặc nước sạch 1l, rau sống (rau muống, ngót, cần tây, bó xôi...), dầu ăn hoặc mỡ lợn 2-3 thìa, muối, đường, nước mắm vừa đù

Cách làm:

Tai chua rửa sạch, thái lát mỏng. Thịt heo, thịt gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
Cho dầu vào nồi, làm nóng rồi cho hành, tỏi, ớt băm vào xào cho thơm.
Tiếp theo, cho thịt vào xào chín, thêm nước dùng hoặc nước sạch đun sôi. Khi nước sôi cho tai chua, mè rang vào, tiếp tục đun trong 5-10 phút.
Cuối cùng, nêm gia vị vừa đủ và thêm rau sống vào, đảo đều và tắt bếp.

Quả tai chua tính mát, vị chua, chát, chứa độc tố nhẹ

- Chữa sốt, khát nước

Tai chua 6-10g nấu canh hoặc sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.

3. Lưu ý khi dùng tai chua

Tai chua cũng là tên gọi chung với một loại dược liệu khác với tên thường gọi là Bứa (Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth). Đây là loại cây nhỏ, mọc thẳng, thân có nhiều u lồi, thường được dùng để làm thuốc giải độc, điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hóa kém và các bệnh về nha khoa.

Khi có nhu cầu sử dụng vị thuốc này, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, dược liệu cũng có chứa một lượng độc tố nhẹ, sử dụng quá liều lượng quy định có thể dẫn đến các rủi ro không mong muốn.

Mời bạn xem tiếp video:

Ăn gan có bổ gan không? | SKĐS

Lương y Bùi Đắc Sáng