4 năm mới có thai, 1 thai bị lưu vẫn 'vượt cạn' thành công, bố mẹ xúc động lấy tên Bệnh viện Đức Phúc đặt cho con

Lấy nhau 4 năm nhưng vợ chồng chị Vũ Thị Quyên và anh Vũ Hữu Đăng vẫn chưa có con. Sau khi đi khám, vợ chồng anh quyết định thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại một bệnh viện chuyên khoa lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình chuyển phôi thất bại khiến anh chị không khỏi buồn lòng, thất vọng.

Tình cờ được một người bạn giới thiệu đến Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc, chị Quyên đến khám với tâm trạng "đi cho xong" vì sau khi thất bại, chị không còn niềm tin vào thụ tinh ống nghiệm nữa. "Ai ngờ, khi gặp bác sĩ Chu Hoàng Giang, sự thân thiện, nhiệt tình và quả quyết sẽ thành công của bác sĩ đã truyền cho chị Quyên niềm hi vọng mới. Chị quyết định thực hiện IVF một lần nữa tại Bệnh viện Đức Phúc, với sự giúp đỡ trực tiếp từ bác sĩ Chu Hoàng Giang.

Chia sẻ về tình trạng khó sinh con và khó cả làm IVF của chị Vũ Thị Quyên, bác sĩ Chu Hoàng Giang cho biết: "Đây là một trường hợp khá đặc biệt trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Chồng của chị Quyên có tinh trùng yếu, ít và dị dạng. Còn vợ thì có u nang buồng trứng bên trái nên quá trình làm IVF không hề đơn giản.

Ngoài ra, khi kiểm tra ở người chồng thì phát hiện đoạn gen sinh ra tinh trùng trên nhiễm sắc thể Y mất đoạn AZF. Đây là hiện tượng gây suy giảm khả năng sinh sản ngày càng phổ biến ở nam giới.

Bác sĩ Chu Hoàng Giang nói về những khó khăn khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm cho chị Vũ Thị Quyên

Vùng AZF (Azoospermia Factor) là vùng AZF trên nhánh dài nhiễm sắc thể Y. Vùng này là nơi chứa nhiều gen quan trọng trong việc kiểm soát sự sinh tinh bình thường ở người nam. Vì thế, việc xét nghiệm đột biến mất đoạn vùng AZF trên nhiễm sắc thể Y có vai trò rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Khi thực hiện IVF, các bác sĩ lựa chọn phác đồ kích trứng thì lượng trứng lên tương đối tốt. Quá trình tạo phôi rất thuận lợi. Sau khi chọc trứng tạo phôi, sàng lọc phôi, chọn phôi, các bác sĩ Bệnh viện Đức Phúc chỉ chuyển một phôi duy nhất vào tử cung người mẹ để tránh trường hợp đa thai và những rủi ro liên quan như thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, nhẹ cân, gia tăng tỷ lệ tử vong mẹ. Điều đặc biệt là chuyển 1 phôi nhưng đến ngày 25 sau chuyển phôi, kết quả siêu âm cho thấy có 2 có hai túi ối, 2 tim thai.

Đây là hiện tượng phân tách phôi, xảy ra ở một giai đoạn bất kỳ trong quá trình nuôi phôi từ ngày 2 lên ngày 6, khi đó hợp tử (noãn đã thụ tinh) sẽ sớm phân chia ở ngày 2 tạo thành nhiều tế bào được gọi là phôi bào, sau đó phát triển thành phôi. Sự phân chia, thường thành hai và rất khó để đánh giá và quan sát bằng mắt thường.

Ngày nhận được tin mang thai đôi, niềm hạnh phúc của vợ chồng chị Quyên xen lẫn những giọt nước mắt. Vợ chồng chị đã xác định, ngày hai bé chào đời, nếu là con trai sẽ lấy tên của bệnh viện và tên bác sĩ Giang đặt cho con.

Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì 7 tuần tuổi, các bác sĩ phát hiện một thai bị lưu. Đến tuần 12 thì dọa sẩy vì ra máu. "Thời gian đó, tôi lo lắng, sợ hãi vô cùng. Đến khám ở bệnh viện chuyên khoa sản thì các bác sĩ đều nói, tôi khó mà giữ được thai. Tôi cứ khóc suốt, gần như nằm yên một chỗ, không dám di chuyển nhiều.

Rất may, trong lúc hoang mang đó, bác sĩ Giang đã động viện tôi rất nhiều. Chính bác đã cho tôi niềm tin vào bản thân, vào số phận rằng tình yêu và trái tim người mẹ sẽ là sức mạnh để bảo vệ, che chở cho con", chị Quyên nhớ lại.

Chị Vũ Thị Quyên chia sẻ trái ngọt đầu đời với bác sĩ Chu Hoàng Giang, người đã giúp chị cả về chuyên môn lẫn tinh thần trong những ngày mang thai khó khăn

Bằng đức tin ấy, chị Quyên đã sinh con khỏe mạnh trong niềm hân hoan của gia đình và sự cảm phục của các bác sĩ. Em bé sinh ra nặng 3,2kg, vừa tròn 1 tháng tuổi. "Hiện tại vợ chồng tôi vô cùng hạnh phúc và biết ơn Bệnh viện Đức Phúc, biết ơn bác sĩ Chu Hoàng Giang.

Qua câu chuyện của bản thân mình, tôi cảm nhận thấy rằng IVF có rất nhiều bệnh viện thực hiện nhưng việc thành công hay không, ngoài chuyên môn trình độ còn là sự "hữu duyên" với người mà mình "chọn mặt gửi vàng" nữa.

Tôi làm IVF ở nơi khác thất bại nhưng khi đến với Bệnh viện Đức Phúc, ngay từ lần chuyển phôi đầu tiên đã có thai. Đây là điều không hề dễ với người vô sinh hiếm muộn, thường phải qua 2-3 lần chuyển phôi mới "đậu". Yếu tố tinh thần, sự an tâm cho người đang điều trị vô sinh hiếm muộn cũng là yếu tố rất quan trọng và tôi may mắn tìm được ở Bệnh viện Đức Phúc".

Chị Vũ Thị Quyên chia sẻ niềm hạnh phúc khi lần chuyển phôi đầu tiên ở Bệnh viện Đức Phúc đã có kết quả

Nếu các cặp vợ chồng cũng đang trong hành trình tìm kiếm con yêu, hãy yên tâm gửi trao đến Bệnh viện Đức Phúc. Các bác sĩ sẽ đồng hành cùng bạn để viết nên câu chuyện đầy kỳ tích, như anh Đăng, chị Quyên và rất nhiều cặp vợ chồng khác đang trải nghiệm niềm hạnh phúc được làm cha làm mẹ.

Lê Thanh Hà