Mối tình đồng tính ít ai biết giữa Càn Long và Hòa Thân

Nhắc đến Hòa Thân, không ai có thể không nhắc đến sự tham lam vô độ của vị Đại thần này. Nhưng ít ai có thể phủ nhận tài năng của ‘người tình đồng giới’ của Càn Long. Với khả năng được đánh giá một bậc thầy về ngoại giao và tài chính, cộng thêm sự sủng ái từ vị vua Càn Long, cuộc đời của vị Hòa Thân này đã phất lên như diều gặp gió. Cả đời Hòa Thân từng giữ và kiêm nhiệm đến hơn 6 chức quan trọng yếu. Điều này một phần cũng xuất phát từ tài năng hiếm ai có của vị đại thần này.

Có rất nhiều dị bản đã kể về mối tình giữa Càn Long và Hòa Thân, nhưng tài liệu được ghi lại nhiều nhất là việc Hòa Thân chính là truyền kiếp của phi tử đã chết vì Càn Long hóa thành.

Chân dung Hòa Thân

Theo giai thoại, vì vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long (lúc này đang là Thái tử) khiến Càn Long bị một vết đỏ ở mặt nên phi tử của Ung Chính (cha Càn Long) đã bị thái hậu ban cho cái chết.

Sau cái chết đó, Càn Long vô cùng đau khổ. Vị vua này đã quyết định dùng ngón tay của mình chấm một vết lên cổ vị phi tử này và hẹn kiếp sau sẽ lại cùng nhau gặp gỡ.

Sau khi trở thành vị vua anh minh của nhà Thanh, Càn Long lại vô tình bắt gặp Hòa Thân có mang theo một vết bớt đỏ hình ngón tay trên cổ và cho rằng đây chính là vị phi tử đầu thai.

Theo rất nhiều tài liệu đã ghi chép, Hòa Thân sở hữu dung mạo rất đẹp, trắng trẻo, môi đỏ, khuôn mặt sắc nét rất quyến rũ. Sử sách cũng ghi lại “Hòa Thân có dung mạo trắng trẻo, da trắng môi đỏ, cử chỉ trang nhã xinh đẹp chẳng khác gì nữ nhân”. Khi gặp Càn Long, Hòa Thân đang ở độ tuổi 20, Sử Trung Quốc là: diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long.

Chân dung vị vua Càn Long nổi tiếng.

Ngoài sở hữu vẻ ngoài đầy kiều diễm giống với người phi tần quá cố của mình, Hòa Thân còn tinh thông vạn việc khiến Càn Long càng ngày sủng hạnh. Theo nhiều ghi chép, hằng ngày vị vua này cứ quấn quít lấy Hòa Thân bất kể có bao cung tần mỹ nữ vây quanh, thậm chí nếu một ngày Càn Long không thể gặp được Hòa Thân thì sẽ không chịu được nên vị đại thần này phải luôn ở bên cạnh ngày đêm hầu hạ và chăm nom. Trước sự sủng hạnh của Càn Long, Hòa Thân không hề tỏ ra chán ghét mà ngược lại còn rất thích thú, thậm chí Hòa Thân còn dành cho Càn Long một tình cảm rất đặc biệt và xem như “người yêu” của mình.

Hòa Thân - người tình đồng giới của Càn Long

Để chứng minh cho “tình yêu” của mình, Càn Long thậm chí đã gả đệ nhất công chúa mà ông nhất mực yêu thương cho con trai Hòa Thân và phong hiệu “Phong Thân Ân Đức”. Một số tài liệu còn ghi rằng Càn Long từng có ý định nhường ngôi cho Hòa Thân và việc này đã khiến vị vua Gia Khánh sau này vô cùng tức giận.

Do nhiều biến cố đã xảy ra mà sau này Hòa Thân đã bị xử chết tại pháp trường, trước giây phút sinh tử của cuộc đời thì Hòa Thân chỉ nghĩ đến ‘người yêu’ Càn Long của mình. Hòa Thân đã sáng tác một bài thơ ngay tại lúc ấy với nội dung: nếu có kiếp sau ông cùng xin được làm thần tử hầu hạ cho Càn Long.

Tạo hình Càn Long và Hòa Thân trong phim cổ trang

Lịch sử vẫn luôn tồn tại nhiều uẩn khúc mà người đời không thể biết hết được, cũng chẳng ai có thể khẳng định những ghi chép trên là đúng hay sai. Nhưng những nghi án ấy cũng không phải là vô căn cứ vì không phải tự nhiên mà Càn Long lại dành cho Hòa Thân một sự ưu ái quá đỗi đặc biệt như vậy. Và còn một điều mà ít ai nghĩ tới chính là việc Hòa Thân lại sở hữu dung mạo mỹ miều như những nữ nhân để khiến Càn Long mê mẩn cả đời.

Theo Saostar