Kinh doanh thương mại điện tử, 'nhà giàu, nhà nghèo… đều khóc'

Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, đặc biệt là từ khi được áp dụng phổ biến, đồng thời chính sách bán hàng, thuật toán TMĐT thay đổi đã khiến cho bán hàng trực tuyến không đơn giản như trước đây.

Công nghệ thay đổi chóng mặt

Trước đây, để giới thiệu sản phẩm trên sàn TMĐT, người ta thường dùng (nội dung được tạo bởi cây viết chuyên nghiệp) và UGC (nội dung do người dùng tạo).

PGC đề cập đến nội dung được tạo bởi các chuyên gia như nhà báo, nghệ sĩ hoặc lập trình viên có tên tuổi.

UGC đề cập đến nội dung được tạo bởi người dùng thông thường như người viết blog, vlogger hoặc người dùng mạng xã hội.

Tại thị trường Mỹ bắt đầu từ ngày 1/4, phí thanh toán mà TikTok tính cho người bán sẽ tăng từ 2% lên 6% giá của mỗi đơn hàng. Ảnh TK

Hiện nay, ngoài dùng công nghệ thực tế ảo VR nhằm gia tăng sự tương tác với khách hàng, giờ đây và các ông lớn khác lại đang phát triển công nghệ AIGC khác với PGC và UGC ở chỗ nó không dựa vào sức lao động hay sự sáng tạo của con người mà dựa vào các thuật toán AI.

Theo đó, AI để tạo ra một lượng lớn các câu hỏi thường gặp về sản phẩm, và sẽ được những người mua trước đó trả lời, qua đó cung cấp thêm nhiều thông tin thực tế cho người mua mới và thúc đẩy quyết định mua hàng của họ một cách hiệu quả. Muốn bán được nhiều sản phẩm, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt bắt buộc các nhà bán hàng phải cân nhắc khi sử dụng thuật toán AIGC.

Thay đổi chính sách bán hàng

Mới đây, áp dụng chính sách mới cho phép người mua trả lại sản phẩm miễn phí trong 15 ngày kể từ thời điểm nhận, nếu họ đổi ý hoặc không ưng.

Đây là thay đổi được cho có lợi cho người dùng trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các sàn TMĐT Việt Nam, và cũng tương đồng với một số sàn lớn quốc tế như Amazon (30 ngày) hay Taobao...,

Trước đây, Shopee chỉ cho phép người mua trả hàng trong vòng 3 - 7 ngày tùy vào sản phẩm mua trên sàn Shopee thường hay Shopee Mall.

Đại diện Shopee cho rằng, chính sách này nhằm đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng nhận hàng nhanh sau khi mua, trả hàng thuận tiện khi không vừa ý (gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng…).

Nhưng với nhiều người kinh doanh trên các sàn TMĐT tại Việt Nam lại hết sức lo lắng khi tỷ lệ đơn hàng bị trả lại tăng, tiền bán hàng bị Shopee giữ lại kéo dài, đọng vốn, ảnh hưởng đến kinh doanh.

Những thông tin mới đây trên tạp chí Wired (Mỹ) về sự thay đổi phí thanh toán sàn khiến cho các nhà kinh doanh trên Shop (chiếm thị phần TMĐT 17% tại Việt Nam) đã nhiều người lo lắng.

Để kinh doanh TMĐT, các nhà bán hàng phải thanh toán các loại phí cố định (phí thanh toán, phí hoa hồng cố định, thuế, phí shipping khoảng 12% giá bán) và các chi phí phát sinh như phí vận chuyển, chi phí chạy quảng cáo, phí chiết khấu của nền tảng, phí cho Affiliate (tiếp thị liên kết), phí xây dựng kênh thương hiệu, phí thuê livestream bán hàng…

Doanh thu bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam năm 2024 có thể đạt 650 tỷ đồng và 5 sàn TMĐT hàng đầu (Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo) có thể đạt 310 tỷ đồng.

Năm 2024, TikTok Việt Nam đã nâng mức phí thanh toán lên 3% trên tổng giá trị đơn. Dù có sự tăng giá, phí sàn TikTok Shop vẫn thuộc dạng hấp dẫn so với các sàn khác như Shopee, Lazada, hay Tiki (dao động từ 8% đến 14%).

Nhưng Wired cho biết, tại thị trường Mỹ bắt đầu từ ngày 1/4, phí thanh toán mà TikTok tính cho người bán sẽ tăng từ 2% lên 6% giá của mỗi đơn hàng và sẽ tăng lên tới 8% trong tháng 7.

Phí người bán của TikTok Shop tại Mỹ vẫn thấp hơn nhiều loại phí dành cho người bán trên Amazon, tùy theo loại sản phẩm. Mức thấp nhất là 5% đối với quần áo giá rẻ nhưng nhìn chung dao động từ 8 đến 20% đối với đồ trang sức và đồ mỹ nghệ.

Với sự thay đổi này, cơ hội để săn được các sản phẩm làm đẹp, đồ trang sức và các đồ lưu niệm khác với giá chưa tới 1 USD trên TikTok Shop có vẻ sẽ bị chấm dứt.

Các ngành hàng đang chiếm tỷ trọng lớn và tệp khách hàng chính của TikTok Shop hiện nay tại Việt Nam gồm: thời trang và phụ kiện, thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sắc đẹp và điện tử. Liệu TikTok Shop tại Việt Nam có thay đổi phí sàn hay không là điều mà hơn 40.000 người bán hàng đang rất quan tâm.

Nổi bật và khác biệt

Nhận định về xu thế chi phí bán hàng trên các sàn TMĐT có chiều hướng leo thang, chuyên gia Phạm Hoài Trung - Chủ sở hữu và sáng lập Mạng xã hội Azibai cho rằng: "Những người bán phản ứng với mức phí sàn tăng bằng cách tăng giá sản phẩm không phải là hướng đi nên khuyến khích. Đã đến lúc phải tính đến phát triển kinh tế bền vững, áp dụng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số để tối ưu sản xuất kinh doanh.

Để thu hút sự chú ý của người mua trên các mạng xã hội, sàn TMĐT để người tiêu dùng chọn sản phẩm của bạn vào giỏ hàng ảo của họ, "bạn phải nổi bật và khác biệt". Sản phẩm của bạn phải rẻ đến mức kinh ngạc, hấp dẫn đến kinh ngạc và cực kỳ hợp xu hướng tiêu dùng".

Theo chuyên gia đang tích cực quảng bá chuyển đổi xanh này, doanh thu bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam năm 2024 có thể đạt 650 tỷ đồng và 5 sàn TMĐT hàng đầu (Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki, Sendo) có thể đạt 310 tỷ đồng. Điều này đặt ra thách thức vô cùng lớn cho hơn 350 sàn, web TMĐT còn lại và những nhà kinh doanh TMĐT Việt Nam.

An Thanh