Nga ra mắt 'chòm sao vệ tinh' tương tự Starlink của riêng mình

Ba vệ tinh liên lạc quỹ đạo thấp thuộc "chòm sao vệ tinh" của Nga, được phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochny đã cung cấp những tín hiệu Internet đầu tiên.

Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu đến thiết bị là 12 Mbps và độ trễ - thời gian cần thiết để truyền dữ liệu từ máy chủ đến thuê bao chỉ là 41 mili giây, một vận tốc khá ấn tượng.

Là một phần của các cuộc thử nghiệm, nhiệm vụ hiện tại chưa đặt nặng việc đảm bảo tốc độ cao, nhưng ngay cả với chỉ số như vậy, người dùng đã có thể xem một bộ phim ở định dạng HD.

Giai đoạn tiếp theo sẽ là sản xuất hàng loạt vệ tinh và nối tiếp các thiết bị trong nước do Nga sản xuất, cũng như tăng tốc độ truyền dữ liệu lên mức hơn 100 Mbps.

Mục tiêu của dự án là tạo ra dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng thông qua vệ tinh thương mại hoạt động ở quỹ đạo thấp, tốc độ cao và độ trễ tối thiểu. Hệ thống dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2027.

Để làm được điều này, từ năm 2025, mỗi năm Nga sẽ phóng 10 - 12 tên lửa lên quỹ đạo, với khoảng 15 vệ tinh được đặt trong một tên lửa.

Tổng cộng đến năm 2035, Nga lên kế hoạch tạo và phóng lên vũ trụ hơn 900 vệ tinh nội địa có quỹ đạo thấp. Điều này đủ để cung cấp Internet vệ tinh tốc độ cao cho cả nước và "xuất khẩu" tín hiệu cho khoảng 75 quốc gia khác.

Ngoài ứng dụng dân sự, "chòm sao vệ tinh" của Nga còn được kỳ vọng có thể hỗ trợ hoạt động quân sự. Moskva đã nhận thấy sự lợi hại của mạng Starlink do Mỹ phát triển và đã thực hành gây nhiễu tín hiệu, nhằm xóa bỏ nhược điểm trên sản phẩm do mình chế tạo.

Báo chí Nga cho biết, các hệ thống tác chiến điện tử (EW) mà Quân đội Nga sử dụng đã tạo ra vấn đề lớn cho mạng vệ tinh Starlink. Dựa trên dữ liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc, chúng ta đang nói về tổ hợp Tobol.

"Moskva đã thử nghiệm các hệ thống tác chiến điện tử Tobol của mình trong nhiều tháng nhằm phá vỡ hoạt động của mạng vệ tinh Starlink", tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Văn bản nhấn mạnh rằng các nhà quan sát phương Tây trước đây không biết gì về việc Nga sử dụng hệ thống EW Tobol nhằm chống lại các vệ tinh Starlink, vốn là thiết bị quan trọng đối với việc truyền dẫn dữ liệu.

Cần lưu ý rằng điều này không ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu, tuy nhiên hệ thống Starlink có module GPS chịu trách nhiệm cho hoạt động đồng bộ của thiết bị đầu cuối và vệ tinh, chính nó là đối tượng bị tấn công bởi các hệ thống tác chiến điện tử.

Phải nhắc lại rằng việc triệt tiêu điện tử được thực hiện không phải nhằm vào những vệ tinh trên quỹ đạo, mà chịu ảnh hưởng là thiết bị đầu cuối.

Mặc dù Starlink dường như miễn nhiễm với EW ở tần số vệ tinh, nhưng nó có GPS trong cấu trúc, rất tiếc là dễ bị gây nhiễu điện tử. Nếu tín hiệu GPS bị kẹt, Starlink không thể kết nối và ngay cả sau khi liên lạc thiết lập, tốc độ của nó sẽ bị giảm cho đến khi mất kết nối hoàn toàn.

Lý do khiến Starlink thất bại không phải do trục trặc trong việc xác định vị trí của thiết bị đầu cuối mà là do mất đồng bộ hóa liên quan đến GPS, và đây là đích ngắm của các hệ thống tác chiến điện tử Nga.