Cây 'ma ca rồng' quái dị, lẩn trốn trong các khu rừng khắp thế giới

Một nghiên cứu mới về chi Langsdorffia – chi thực vật được mệnh danh là cây ma ca rồng - vừa được công bố trên trang Science News.

Theo kết quả nghiên cứu, Langsdorffia, một chi thực vật ký sinh, bám chặt vào rễ của thực vật chủ và hút tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại.

Langsdorffia hiếm và "ẩn dật", lẩn trốn trong các khu rừng trên khắp thế giới. Hoa của nó màu đỏ và có vảy, thường nở trong mùa khô để "ăn" các loại thực vật khác, theo kết quả nghiên cứu. Một số "món ăn" ưa thích của Langsdorffia là cây sung, cây xấu hổ, thậm chí là xương rồng.

Hoa của Langsdorffia màu đỏ và có vảy, thường nở trong mùa khô.

Chuyên gia về thực vật ký sinh, Chris Thorogood, đến từ Vườn Bách thảo và Vườn ươm của Đại học Oxford, nói với Science News: "Chúng là cây ma cà rồng… Chúng thách thức hiểu biết của giới khoa học chúng tôi về những gì thực vật có thể làm".

Tìm được cây ma cà rồng Langsdorffia không hề đơn giản. Không một khu vườn thực vật nào khác có thể trồng được nó, và Thorogood chưa bao giờ nhìn thấy một cây Langsdorffia sống ngoài tự nhiên. Nhưng đồng nghiệp của ông, đồng tác giả nghiên cứu lần này, nhà sinh thái học Jean Carlos Santos, đã nhìn thấy Langsdorffia trên một thảo nguyên Brazil. Ông Santos đến từ Đại học Liên Bang Sergipe ở São Cristóvão, Brazil.

Langsdorffia rất hiếm và sống "ẩn dật".

Hiện các nhà khoa học đã phát hiện 4 loài thuộc chi Langsdorffia: L. hypogaea Mart., phổ biến khắp Trung và Nam Mỹ; L. malagasica, loài đặc hữu của Madagascar; L. papees Geesink ở Papua New Guinea; và L. heterotepala giới hạn ở một số ít các khu rừng ở phía nam và đông nam của Brazil.

"Những bông hoa có vảy của loại cây ma cà rồng này thường có màu rực rỡ, mọc lên từ các nhánh dưới mặt đất, trông giống sinh vật biển sâu hơn là thực vật có hoa", các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu, ban đầu được công bố trên tạp chí khoa học NPH.

Cả hoa đực và hoa cái của cây ma cà rồng đều tiết ra mật có mùi thơm thu hút các sinh vật khác đến thụ phấn để lây lan hạt giống của nó, ví dụ như bọ cánh cứng, kiến, gián và thậm chí các loài chim ăn thực vật màu sắc.

Những bông hoa có vảy của loại cây ma cà rồng này thường có màu rực rỡ, mọc lên từ các nhánh dưới mặt đất, trông giống sinh vật biển sâu hơn là thực vật có hoa.

Hiện các nhà khoa học đã phát hiện 4 loài cây thuộc chi Langsdorffia.

Ông Santos cho biết bọ cánh cứng thường là loài thụ phấn chính cho Langsdorffia trong khi những loài con lại "có lẽ chỉ đi lại tự do trên cây".

Langsdorffia thuộc họ Balanopharaceae, có củ và hoa nhưng thiếu cấu trúc thân truyền thống.

"Bản chất ẩn dật và khan hiếm của họ Balanophoraceae cho thấy vẫn sẽ có những loài nữa đang chờ được khám phá", trích nghiên cứu. "Hơn nữa, giới khoa học chưa có nhiều hiểu biết về sinh học của các loài Langsdorffia này".

Langsdorffia bám chặt vào rễ của thực vật chủ và hút tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại.

Theo Trà My/Pháp luật & Bạn đọc