Có nên trồng cây trầu bà ở trong nhà?

Cây trầu bà có các tên gọi khác như vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tam điệp. Tên khoa học của loài cây này là Epipremnum aureum, thuộc họ ráy, có nguồn gốc từ Indonesia.

Là loài cây cảnh dây leo thân mềm, cây trầu bà có thân và lá màu xanh, lá cây có hình gần giống trái tim, khá dày và mọng nước.

Cây trồng bà dễ trồng, dễ chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Rễ cây trầu bà không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây. Hoa của cây có dạng cụm ngắn, kích thước và hình dáng khá giống lá nên thường bị nhầm lẫn.

Trầu bà sống tốt trong khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Cây vẫn có thể sinh trưởng tốt khi trồng thủy sinh.

Kích thước cây trầu bà phụ thuộc vào giàn leo và quá trình cắt tỉa. Có màu xanh mướt và sống tốt trong môi trường thiếu sáng nên cây trầu bà được sử dụng trong trang trí nội thất.

Cây trầu bà còn có tác dụng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí thải của động cơ, bức xạ từ các thiết bị điện tử, các khí benzen. Đặc biệt, đây là loại cây trang trí để bàn hoàn hảo mang lại sự tươi mát cho không gian.

Theo phong thủy, cây trầu bà mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. Vì vậy, loại cây này được rất nhiều người trồng trong nhà. Bạn có thể đặt ở phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, các kệ trang trí trong nhà.

Đối với những người mệnh Mộc, cây trầu bà được xem là quý nhân phù trợ mang đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.

Cây trầu bà trồng trong văn phòng công ty, bàn làm việc với ý nghĩa thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt để khẳng định bản thân, để phát triển sự nghiệp.

Châu Phong (Tổng hợp)