Dâu tây bạch tuyết cực hiếm, ngon hơn vải thiều lại có thể kháng viêm

Dâu tây là một trong những loại trái cây khá phổ biến hiện nay, tuy rằng có chút đắt đỏ nhưng vẫn rất nhiều người mua vì hương vị ngọt ngào, quyến rũ. Song, có một loại quả cực giống quả dâu tây, lại có màu trắng, rất hiếm gặp còn ngon hơn dâu.

Quả này mọc dại, không mất tiền mua lại ngon ngọt hơn cả vải thiều, ăn đứt dâu tây, từng là loại quả giúp người dân thôn quê giải khát khi vào núi tìm sản vật.

Quả này được gọi là dâu năm lá hay dâu bạch tuyết, dâu phiêu tư, một loại quả được phân bố rộng khắp Trung Quốc, nhiều nhất là ở Hồ Bắc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên.

Theo tìm hiểu, dâu bạch tuyết hiện cũng có bán ở các thành phố nhưng giá cả rất cao vì hiếm có khó tìm.

Được biết, dâu bạch tuyết có vị chua ngọt, thơm ngon hiếm có, hơn cả vải thiều.

Mới nhìn thì hình thức không mấy bắt mắt, kích thước lại khá nhỏ nhưng thực sự đáng để thử.

Một số người thấy loại dâu này mọc dại tưởng loại quả độc nhưng thực tế, dâu bạch tuyết không chỉ ăn được mà còn ăn ngon, nhiều công dụng chữa bệnh.

Trong Đông y, dâu bạch tuyết rất quý, có thể dùng như một loại thảo dược, có tác dụng kháng viêm, chữa nhiều triệu chứng, giải độc, tăng cường sức khỏe cơ và xương.

Chưa hết, loại dâu này có có thể được sử dụng chữa các bệnh viêm miệng, loét miệng, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau thắt lưng, gãy xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, rắn cắn và các bệnh khác.

Thời kỳ ra hoa của dâu tây 5 lá từ tháng 4-5, thời kỳ đậu quả từ tháng 5-6.

Hiện nay, giống dâu trắng này đã được trồng nhân tạo nhưng năng suất không cao nên vẫn rất đắt, có thể coi là hàng hiếm.

Thú vị là trước đây dâu bạch tuyết đã bị nhầm là dâu đột biến gen, bị cảnh báo không nên ăn nhưng hóa ra, tất cả chỉ là nhầm lẫn.

Cũng có nhiều người nhầm lẫn dâu năm lá bạch tuyết của Trung Quốc và dâu bạch tuyết của Nhật Bản. Hai loại đều có màu trắng và hương vị thơm ngon, rất đắt tuy nhiên dâu bạch tuyết Nhật bản có mẫu mã hình thức hấp dẫn và thu hút hơn nhiều, tuy nhiên loại dâu này có thể trồng đại trà cho năng suất cao, ở Việt Nam cũng trồng nhiều tại Đà Lạt.

Kiều Dụ (Theo SH)