Hoàng hậu Việt nào làm vợ vua vẫn lấy thêm.... con của chú ruột?

Theo sử cũ, năm 1209, kinh thành có loạn, Thái tử Sảm (vua Lý Huệ Tông sau này) chạy về Hải ấp, ở nhà của Trần Lý tại Lưu Gia thôn (nay là Lưu Xá, Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình). Thấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung có tư sắc bèn cưới làm vợ. (Ảnh: Phim Thái sư Trần Thủ Độ).

Năm 1211, Thái tử Lý Hạo Sảm được triều thần đón về để tôn lên ngôi vua. Năm ấy, bà Trần Thị Dung được sắc phong làm nguyên phi (đứng đầu hàng thứ hai của vợ vua). Tuy nhiên, từ đây cuộc đời bà gắn liền với những biến cố.

Đầu năm 1213, vua Lý Huệ Tông có chút nghi ngờ anh trai của bà là Trần Tự Khánh nên giáng bà xuống hàng ngự nữ (thấp nhất trong các thê thiếp của vua). Năm 1216, bà được sắc phong làm Thuận Trinh phu nhân sau đó phong làm hoàng hậu. (Ảnh: Phim Thái sư Trần Thủ Độ).

Đặc biệt, Hoàng hậu Trần Thị Dung luôn bị Đàm Thái hậu (mẹ đẻ vua) ghét và tìm mọi cách hãm hại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào thức ăn của bà. Nhà vua biết nên mỗi bữa ăn, lại cho gọi vợ đến chia đôi suất của mình và không lúc nào để bà ăn một mình.

Đặc biệt, vua Lý Huệ Tông còn mắc trọng bệnh. Ông giả làm thiên binh, thiên tướng, đầu đội mũ cắm cờ nhỏ, tay cầm giáo mác, đùa múa từ sáng đến tối khiến cuộc đời Hoàng hậu chịu nhiều phen khổ.

Một điều nữa, Hoàng hậu Trần Thị Dung lại không sinh cho vua con trai mà chỉ có 2 công chúa là Thuận Thiên và Chiêu Thánh công chúa. (Ảnh: Phim Thái sư Trần Thủ Độ).

Năm 1224, do không có con trai lại mắc bệnh điên nên vua Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái út là Lý Chiêu Hoàng, hoàng đế cuối cùng của triều Lý. (Ảnh: Phim Thái sư Trần Thủ Độ).

Cuối năm 1225, Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh sau đó nhường ngôi cho chồng, chấm dứt hơn hai trăm năm cầm quyền của nhà Lý. Đây là cuộc "đoạt ngôi" hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam

Trong cuộc chuyển ngôi từ Lý sang Trần, các sử gia thường đánh giá vai trò của Hoàng hậu Trần Thị Dung cùng Trần Thủ Độ là như nhau, đều mang tính quyết định dẫn đến sự thành công của họ Trần. (Ảnh: Phim Thái sư Trần Thủ Độ).

Khoảng năm 1226-1227, bà lấy Trần Thủ Độ - người em họ tức con của chú ruột mình - khiến sau này bà bị các sử gia Nho giáo chê trách. Dù gây nhiều tranh cãi trong chuyện hôn nhân, nhưng bà Trần Thị Dung vẫn được đánh giá là "trước sau đều vì sự tồn tại và phát triển cơ nghiệp của họ Trần".

Đặc biệt, năm 1258, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta, bà có công rất lớn trong cuộc đọ sức lịch sử này. Giặc vào, bà chỉ huy việc di chuyển toàn bộ kho tàng và cung tần mĩ nữ khỏi kinh thành. Khi nhà Trần tổ chức phản công, bà chỉ huy việc chuyên chở lương thực và khí giới cho quân đội.

Sử thần Ngô Sĩ Liên có đánh giá rất trung lập về bà, nhìn nhận công lao của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị, thế nhưng phần báo đáp nhà Lý thì không được bằng, dù bà từng là vợ và là con dâu của họ Lý, đồng thời ca thán: "Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần!".

Năm 1259, bà mất vì bệnh được triều Trần đã truy tặng tước hiệu Linh Từ Quốc mẫu (lời mẹ hiền từ và hiển linh của đất nước). (Ảnh: Phim Thái sư Trần Thủ Độ).

Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)