Nước Đức chờ đợi 'cổ tích mùa hè' từ Euro 2024

Nước Đức hào hứng chào đón Euro 2024

Đôi khi một bàn thắng có thể nâng đỡ không chỉ đám đông bên trong sân vận động mà còn cả một quốc gia. Cách đây 18 năm, hậu vệ trái của Đức, Philipp Lahm có pha ghi bàn mở ỷ số trong trận mở màn World Cup 2006 với Costa Rica. Bàn thắng tuyệt vời của Lahm đã khởi đầu một giải đấu đã đi vào lịch sử dân gian Đức như “câu chuyện cổ tích mùa hè”.

Trong 4 tuần vào tháng 6 và tháng 7-2006, óng đá đã thống trị cuộc sống ở Đức. Ước tính có khoảng 18 triệu người tập trung trước màn hình video khổng lồ để xem các trận đấu World Cup. Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, người Đức đã bị gánh nặng bởi quá khứ và do đó, họ không muốn thể hiện niềm tự hào dân tộc. Câu chuyện cổ tích mùa hè đã thay đổi điều đó.

Đột nhiên, các màu cờ Đức, đen, đỏ và vàng, dường như được trưng bày ở khắp mọi nơi. Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc bấy giờ, ông Kofi Annan, nói: “Ở đây bạn có thể thấy một dân tộc Đức đoàn kết và hạnh phúc”. “Hoàng đế” Franz Beckenbauer, trưởng ban tổ chức, nói: “Đây là cách Chúa nhân lành tưởng tượng về ế giới, ngay cả khi chúng ta vẫn còn cách xa nó 100.000 năm trong thực tế”.

Thuật ngữ câu chuyện cổ tích mùa hè “Ein Sommermärchen” thậm chí còn được Từ điển Duden, được coi là chuẩn mực nhất trong tiếng Đức, định nghĩa nó là: Một sự kiện tuyệt vời, vĩ đại diễn ra vào mùa hè.

Khó có “pháo hoa kinh tế”

Tuy nhiên, khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu chuẩn bị đăng cai một giải đấu bóng đá lớn khác, sự hào hứng bùng nổ của năm 2006 khó có thể xảy ra. Michael Groemling, người đứng đầu Viện Kinh tế Đức IW Koeln, cho biết: “Kinh nghiệm của Cup bóng đá năm 2006 cho thấy các sự kiện thể thao lớn không phải là pháo hoa kinh tế”. Ông cho biết, nhiều người tiêu dùng có thể coi Euro 2024 như một cơ hội để mua một chiếc tivi mới hoặc uống thêm một cốc bia khi xem các trận đấu. Groemling nói: “Nhưng họ sẽ tiết kiệm tiền. Chi tiêu của người tiêu dùng không nhất thiết phải tăng lên mà đang thay đổi”.

Khu Fanzone ở Munich sẽ trở thành điểm đến sôi động của người hâm mộ bóng đá trong mùa Euro 2024

Một cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Thế hệ Augsburg thực hiện hồi tháng 4, cho thấy, cứ 5 công dân Đức được hỏi đều không biết rằng Đức sắp tổ chức một sự kiện ể thao lớn. Trong cùng cuộc khảo sát, 88% chỉ nói về các giải đấu bóng đá trong quá khứ.

Năm ngoái, Đức là quốc gia công nghiệp duy nhất không ghi nhận mức tăng trưởng nào sau khi rơi vào suy thoái trong 3 tháng đầu năm. Vào tháng 3 năm nay, một nhóm các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Đức đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của họ từ 1,2% xuống gần như trì trệ, ở mức 0,1% trong năm. Giá năng lượng cao và chi phí sản xuất đã gây ra lo ngại về sự suy giảm công nghiệp. Theo khảo sát của Eurobarometer mùa xuân này, chỉ 14% số người được hỏi ở Đức, tin rằng tình hình kinh tế sẽ cải thiện trong 12 tháng tới, ít hơn so với hầu hết các quốc gia EU khác.

2024 có thể mang lại một sự thúc đẩy kinh tế nhỏ cho 10 thành phố đăng cai. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của IW, điều này sẽ không dẫn đến thay đổi GDP. 2,7 triệu vé đã được bán hết, các địa điểm tổ chức Berlin, Munich, Cologne, Dortmund, Duesseldorf, Frankfurt, Gelsenkirchen, Hamburg, Leipzig và Stuttgart có thể mong đợi một lượng lớn khách trong và ngoài nước.

Norbert Kunz, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch Đức (DTV), cho biết: “Mọi người tích cực hơn khi đi du lịch, chẳng hạn như đi tham dự các sự kiện và buổi hòa nhạc lớn của các ngôi sao quốc tế. Có thể năm 2024 sẽ là một năm kỷ lục mới về du lịch ở Đức - cũng nhờ có rất nhiều người hâm mộ bóng đá nhiệt tình muốn trải nghiệm trực tiếp sự kiện này.”

Holger Eichele thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất bia Đức, cho biết: “Các sự kiện bóng đá lớn trước đây cho thấy lượng bia được uống trong thời gian diễn ra giải đấu nhiều hơn mức bình thường trong những tuần mùa hè”. Trong World Cup 2006, nơi Đức cũng đăng cai, doanh số bán bia đã tăng khoảng 5% trước và trong giải đấu. Người phát ngôn của hiệp hội hàng tiêu dùng cho biết doanh số bán lẻ có thể tăng nếu đội chủ nhà thi đấu tốt trên sân: “Chỉ khi đội tuyển quốc gia Đức vượt qua giai đoạn đầu tiên của giải đấu thì tâm lý người tiêu dùng mới được hưởng lợi”.

Theo dữ liệu của chính phủ, điều đó sẽ đặc biệt được hoan nghênh vì năm 2023 là một năm khó khăn đối với ngành bia, với doanh số bán hàng trong nước giảm 4,5% xuống còn 8,4 tỷ lít và tiếp tục xu hướng giảm dài hạn.

Nhưng bóng đá có tác động lớn hơn nhiều

Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp tác dụng tâm lý. Chuyên gia cho biết: “Một sự kiện thể thao lớn có thể làm tâm trạng phấn chấn hơn và cải thiện hình ảnh của nước chủ nhà”. Trong báo cáo của Viện Kinh tế Đức IW Koeln có nhận định: “Một sự kiện thể thao lớn có thể làm tâm trạng vui vẻ hơn và cải thiện hình ảnh của nước chủ nhà”, khi nói về sức hấp dẫn của nó vào thời điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đang giảm sút.

Thời kỳ hoàng kim của kỷ nguyên nữ Thủ tướng Angela Merkel trùng khớp với thời kỳ thống trị của đội tuyển bóng đá Đức dưới thời HLV Jochim Loew. Trong khi Loew dẫn dắt Đức đến chức vô địch World Cup lần thứ tư vào năm 2014, nền kinh tế Đức đã tìm lại được bước tiến trong nửa đầu nhiệm kỳ của bà Merkel. Mặc dù GDP giảm mạnh trong năm 2008 và 2009, Đức chỉ trải qua tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ trong thời kỳ suy thoái toàn cầu.

Chú gấu bông Albart - linh vật chính thức của Euro 2024 sẽ đồng hành với ngày hội bóng đá châu Âu

Thế rồi khi nữ thủ tướng và HLV rời vai trò của mình, vào năm 2021, mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn. Một chính trị gia đối lập tại Đức nhận định: “Có một số điểm tương đồng với bóng đá. World Cup 2006 được coi là thành công đến mức LĐBĐ Đức không dám đổi mới. Bóng đá Đức đã thất bại trong việc tạo ra những tiền đạo hiện đại có thể so sánh được với Kylian Mbappé hay Erling Haaland. Có cảm giác như nền chính trị Đức và bóng đá Đức đã trở nên cũ kỹ cùng một lúc. Đó là vào khoảng năm 2018”.

Nhưng cũng vì sự trùng hợp ấy mà người Đức mới chờ đợi “mùa hè cổ tích” một lần nữa. Tâm trạng ở Đức cũng u ám tương tự trước giải đấu năm 2006. Kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao và cuộc tranh luận gay gắt về cải cách thị trường lao động vào những năm đầu thập niên 1990 đã khiến đất nước này bị gán cho cái mác “con bệnh của châu Âu”. Trong khi đó, đội tuyển Đức chơi tệ hại vào năm 1998, thất bại ở Euro 2000 và 2004. Tờ Bild khi đó viết: “Cả thế giới đang cười nhạo những kẻ thua cuộc của chúng ta”.

Bây giờ, vẫn có hy vọng rằng Euro có thể tạo ra một mùa hè đáng nhớ. Sau khởi đầu không thành công dưới thời , người mới 36 tuổi, đội tuyển quốc gia đã cho thấy những hứa hẹn. Julian Nagelsmann giống như Klinsmann vào thời điểm 2006, sẵn sàng phá vỡ mọi quy tắc.

Nhà xã hội học Thomas Druyen nói: “Năm 2006, sức mạnh của bóng đá đã khiến những người hoài nghi thực sự dang rộng vòng tay và tổ chức một bữa tiệc lớn. Bây giờ, xã hội Đức đang vô cùng thất vọng. Đây là một cơ hội lịch sử để vượt qua sự bế tắc về mặt cảm xúc”.

YẾN PHƯƠNG